Thế hệ doanh nghiệp bứt phá trong bình thường mới

Việt Hưng - 09:25, 06/12/2021

TheLEADERKhi Covid-19 mới xuất hiện, doanh nghiệp lo ngại đứt gãy sức mua hơn là đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, sức mua vẫn ổn, tình trạng đứt gãy ở chuỗi cung ứng ngày một lớn.

Thách thức về chuỗi cung ứng

Đại dịch Covid-19 ập đến, thác thức lớn nhất đặt ra với phần đông các doanh nghiệp không phải tài chính, con người, hay công nghệ, mà chính là đứt gãy chuỗi cung ứng.

"Chúng tôi có một nghiên cứu toàn cầu, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu lây lan, rủi ro về cung ứng được xem là rủi ro hàng đầu, tiếp đến là rủi ro về giá, đặc biệt ở Việt Nam. Chuỗi cung ứng bị gián đoạn, nhiều công ty tập trung vào một hoặc một vài đối tác duy nhất để tối ưu hóa chuỗi cung ứng", ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc - Phó Tổng Giám đốc, Bộ phận chiến lược và hoạt động KPMG Việt Nam chia sẻ.

Do đó, khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy, doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều. Như tại Việt Nam, doanh nghiệp tập trung rất nhiều vào chi phí khi lựa chọn nhà cung ứng. Thông thường, các nhà cung ứng có chi phí thấp nhất sẽ được ưu tiên. Nhưng khi xảy ra vấn đề, các nhà cung ứng này có thể sẽ rời bỏ doanh nghiệp.

Có một thực tế, các doanh nghiệp luôn cố gắng tối ưu chuỗi cung ứng của mình, nhưng nhà cung ứng ở xa khi đại dịch xảy ra thì không thể chuyển nguyên vật liệu cho doanh nghiệp được. Cho nên, giải pháp địa hóa chuỗi cung ứng, hoặc tìm các nhà cung cấp gần với doanh nghiệp sẽ là giải pháp trong ngắn hạn.

"Còn trong tương lai, chúng ta phải thực sự thay đổi cách hoạt động của chuỗi cung ứng. Có thể các doanh nghiệp sẽ tập trung vào áp dụng cách tiếp cận mới để có thể nhanh chóng chuyển đổi nhà cung ứng khi có khủng hoảng", ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc nói.

Đồng thời, doanh nghiệp cần có khả năng chống chịu tốt hơn khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Các công ty cần phải trở lên linh hoạt.

Theo lãnh đạo KPMG Việt Nam, có 3 yếu tố cần quan tâm để thích ứng linh hoạt. Một là phải đa dạng hóa các đối tác cung cấp, cần có thêm nhiều nhà cung cấp. Đa dạng hóa tập khách hàng. Đa dạng hóa công tác xuất nhập khẩu. Hai là cần phải chyển đổi số, xem xét các công nghệ phù hợp. Ba là quản trị rủi ro một cách hiệu quả hơn, để chủ động ứng phó với các rủi ro, dự báo trước các rủi ro.

Thế hệ doanh nghiệp bứt phá trong bình thường mới
Nhiều doanh nghiệp gặp thách thức về chuỗi cung ứng

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM, Tổng Giám đốc công ty aKa Furniture chia sẻ, khi mới đầu mùa Covid-19, người ta lo ngại đứt gãy sức mua hơn là đứt gãy chuỗi cung ứng. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, sức mua vẫn ổn, nhưng lại đứt gãy ở chuỗi cung ứng.

Thực tế, một số nhà sản xuất, chế biến gỗ cho rằng, do cước vận tải cao, có thể nước ta thiếu tàu, hay thủy thủ, hoặc thiếu một cái gì đó khiến đứt gãy chuỗi cung ứng.

"Doanh nghiệp sản xuất có lẽ là những đơn vị thực sự thấm đòn vì Covid-19. Trong năm đầu tiên, lo ngại về sự đứt gãy thị trườngthực sự chỉ có một vài gián đoạn ngắn trong vòng tháng 3, tháng 4 của năm 2020, lúc đó cácdoanh nghiệp Việt Nam thích ứng nhanh đối với đứt gãy chuỗi liên lac với khách hàng", ông Nguyễn Chánh Phương nói.

Điều may mắn theo lãnh đạo aKa Furniture, đó là thế giới đang chuyển dịch qua thương mại điện tử. Điềunày gián tiếp tạo ra các đơn hàng cho Việt Nam, thông qua việc giữ liên lạc với các bạnhàng, các showroom ảo trực tuyến, và hạ tầng CNTT sẵn có.

Điều thứ 2 là sự thành công củangành gỗ là Việt Nam đã giữ được an toàn trong suốt 1,5 năm vừa qua. Một thực tế là có những thời điểm ngành gỗ Việt Nam tăng trưởng 60% doanh số. Cùng với sự hỗ trợ CNTT sức mua vẫnđang rất tốt. 

"Trong suốt đợt dịch cao điểm lần thứ tư có 50% các nhà máy vẫn duy trì được sảnxuất, 3 tại chỗ, giúp thích ứng nhanh. Vượt qua Covid-19 lần này, có đóng góp rất lớncủa công nghệ, và sự gan lỳ của người Việt Nam", ông Nguyễn Chánh Phương nhấn mạnh.

Bài toán của doanh nghiệp đa ngành trong Covid-19

Với các doanh nghiệp đa ngành, Covid-19 còn đặt ra những bài toán thách thức hơn. Như Sovico, hai ngành hàng không và nghỉ dưỡng chịu những ảnh hưởng nặng nề.

"Chúng tôi buộc phải đưa ra những hành động để giảm thiểu tác hại và chuẩn bị cho bình thường mới. Tương tự các doanh nghiệp khác, chúng tôi thực hiện 4 nhóm công việc: giảm chi phí, duy trì nguồn lực tinh nhuệ, ưu tiên cho hoạt động sản xuất, và tìm kiếm doanh thu mới", ông Lưu Danh Đức, Giám đốc Ban Công nghệ Thông tin Công ty Cổ phần Tập đoàn Sovico cho hay.

Trong đó, Sovico tập trung vào việc chuẩn bị nền tảng cho bình thườngmới. Đối với Vietjet, công ty đưa ra chương trình trở lại bầu trời, trọng tâm là kiểm soát dịch bệnh cho khách hàng và cung cấp thông tin cho qua quan quản lýtrong việc kiểm soát dịch bệnh trên một nền tảng: Việt Nam khỏe mạnh.

Trọng tâm sốhai là chuyển đổi số các lĩnh vực kinh doanh. Dựa trên nền tảng số, Tập đoàn cung cấpsố dịch vụ và khách hàng, đại lý, đối tác sẽ cùng giao dịch trên một nền tảng sốnhư: bảo hiểm số, ngân hàng số và ngay cả bất động sản cũng có những sảnphẩm như sàn giao dịch ảo.

Trọng tâm thứ ba là có thêm những công ty về fintech, tập trungxây dựng hệ thống dữ liệu khác hàng, tạo ra hệ sinh thái giữa các công ty trong Tậpđoàn, từ đó thúc đẩy việc thu thập dữ liệu, thúc đẩy bánchéo sản phẩm giữa các công ty trên nền tảng số.

Trọng tâm thứ tư là tập trung vào mảng Back Office để cho hoạt động của Tập đòan được hiệu quả hơn dựa trên nền tảng sốvới việc hoàn thiện nền tảng quản lý nguồn nhân lực mà đối tác chủ yếu là FPT.

Đối vớicác đối tác ngoài hệ sinh thái của Sovico, Tập đoàn đẩy mạnh chươngtrình thanh toán không tiền mặt. Ví dụ như với Petrolimex, cung cấp các tiện íchthanh toán không tiền mặt cho khách hàng ở xa.

Thế hệ doanh nghiệp bứt phá trong bình thường mới 1
Bài toán của doanh nghiệp đa ngành trong Covid-19

Về phía Tập đoàn Hưng Thịnh, ông Lê Nguyễn Hoàng Minh - Tổng Giám đốc Công ty Hưng Thịnh Innovation cho biết, việc ứng dụng công nghệ vào ngành bất động sản đã giúp Tập đoàn vượt qua giai đoạn khó khăn, mà dịch bệnh Covid-19 hoành hành.

"Fintech và Proptech là hai thành tố phát triển mặc nhiên trên thị trường, vì trình độ của khách hàng được nâng lên rất cao. Thực tế, là từ nhiều năm trước, Hưng Thịnh đã định hướng phát triển Proptech và hệ sinh thái đi liền với Proptech", ông Minh nói.

Proptech giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn, giúp người mua và người bán hưởng nhiều quyền lợi. Do đó, ngay đầu năm nay, Hưng Thịnh đã ra mắt những dự án lớn về công nghệ để cân bằng lại khó khăn.

"Tầm nhìn của Tập đoàn là nhanh chóng thích ứng và đưa ra những chiến lược mới, giúp thay đổi liên tục. Điều này được thể hiện qua những đầu tư về công nghệ của chúng tôi trong suốt thời gian qua, chứ không phải chỉ tại thời điểm này chúng tôi mới thích ứng", ông Lê Nguyễn Hoàng Minh nhấn mạnh.

Lãnh đạo Tập đoàn Hưng Thịnh đánh giá, trong mảng bất động sản, khó khăn lớn nhất hiện nay là kinh tế có sự thăng trầm do ảnh hưởng của Covid-19, nên khách hàng cũng sẽ có những quyết định khó khăn và thận trọng trong đầu tư.

Về quản trị và phát triển thích ứng với điều kiện mới, Hưng Thịnh có ba nội dung chuẩn bị trong giai đoạn bình thường mới. Đầu tiên là chuyển đổi số trong nội bộ, được khởi động từ cách đây 2 năm. Hiện nay, công ty đang tiếp tục vòng tiếp theo của chu kỳ chuyển đổi, với mục tiêu cải thiện tất cả các hoạt động vận hành trong nội bộ, tiết kiệm được tối đa chi phí, cũng như tạo sự thuận lợi nhất cho kinh doanh.

Bên cạnh đó, Hưng Thịnh còn tập trung phát triển các công nghệ trên nền tảng mới, sẽ triển khai triệt để các thế mạnh của AI và Blockchain để thay đổi những giao dịch thông thường của cuộc sống hàng ngày chuyển sang nền tảng số. Mà ở trên đó khách hàng có một sự minh bạch và thuận tiện trong giao dịch.

Nội dung thứ 3 là mảng "innovation", tập trung vào việc tiếp thu những công nghệ mới nhất của thế giới, để đưa vào ứng dụng trong hệ sinh thái của tập đoàn. Hiện Hưng Thịnh đang liên kết với những trường Đại học lớn, những tập đoàn công nghệ như FPT, để khai thác những chất xám, thành tựu công nghệ để đưa vào hệ sinh thái của mình.

Điển hình như thành phố thông minh, nghiên cứu vật liệu mới bảo vệ môi trường, cải tiến tài nguyên thiên nhiên, tối ưu hóa quá trình sản xuất xây dựng, hạ giá thành sản phẩm.