Khởi nghiệp
Thị trường bảo hiểm Việt Nam hút startup ngoại
PasarPolis - một startup bảo hiểm số có trụ sở tại Indonesia cho biết muốn gia nhập thị trường Việt Nam. PasarPolis cũng đồng thời là "con cưng" của 3 kỳ lân nước này là ứng dụng gọi xe Go-Jek, sàn thương mại điện tử Tokopedia, và ứng dụng du lịch Traveloka.
Theo báo cáo của Google và Temasek, thị trường bảo hiểm số trong khu vực hiện có tổng giá trị 2 tỷ USD và có thể lên mức 8 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, việc tiếp cận bảo hiểm trực tuyến ở nhiều nơi còn rất hạn chế.
Là một nền kinh tế mới nổi của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng đã nhanh chóng gia nhập vào sân chơi năng động và đầy tính cạnh tranh của bảo hiểm số - InsurTech.
Theo nghiên cứu của Vietnam Report, những năm qua thị trường bảo hiểm năm vừa qua tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao - khoảng 20%/năm.
Điều này không chỉ thu hút các công ty bảo hiểm truyền thống, mà còn hấp dẫn cả các startup hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm số trong và ngoài nước.
PasarPolis - một startup bảo hiểm số có trụ sở tại Indonesia cho biết muốn gia nhập thị trường Việt Nam. PasarPolis cũng đồng thời là "con cưng" của 3 kỳ lân nước này là ứng dụng gọi xe Go-Jek, sàn thương mại điện tử Tokopedia, và ứng dụng du lịch Traveloka.

Hồi đầu tháng 9, PasarPolis huy động thành công 54 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B từ các nhà đầu tư là: Xiaomi, LeapFrog Investment, SBI Investment, Alpha JWC Ventures, Intudo Ventures
Được thành lập năm 2015, PasarPolis khởi đầu là một trang so sánh dịch vụ bảo hiểm, nhưng đến nay, họ cũng cung cấp dịch vụ bảo hiểm vi mô trực tuyến.
Các sản phẩm bảo hiểm vi mô được thiết kế theo yêu cầu do các công ty bảo hiểm hợp tác với PasarPolis phát hành và được bán trên nền tảng của startup này.
Ngoài những sản phẩm hướng đến người tiêu dùng, PasarPolis cũng phát triển những chương trình như bảo hiểm nhân thọ cho tài xế của Go-Jek và chăm sóc sức khỏe dành cho các doanh nghiệp nhỏ đang bán sản phẩm trên Tokopedia.
Thế mạnh của PasarPolis bao gồm một nền tảng thân thiện với người dùng, có khả năng kết nối người tiêu dùng, các đối tác kinh doanh và các công ty bảo hiểm, cũng như dịch vụ xử lý bồi thường chỉ trong 3 phút thông qua hệ thống xác minh tài liệu kỹ thuật số.
Năm ngoái, PasarPolis đã bán được hơn 650 triệu hợp đồng bảo hiểm. CEO của PasarPolis là ông Cleosent Randing cho biết, công ty muốn đặt chân đến những thị trường như Việt Nam và Thái Lan.
"Mục tiêu của chúng tôi là làm cho sản phẩm bảo hiểm rẻ hơn nửa ly cà phê Starbucks", Randing nói.
Chuỗi F88 mở rộng danh mục bảo hiểm nhân thọ
Shark Dzung lập quỹ đầu tư mạo hiểm Do Ventures
Shark Dzung đã rời CyberAgent để cùng bà Lê Hoàng Uyên Vy (rời khỏi ESP Capital) để bắt đầu một hành trình mới nhằm tạo ra thêm nhiều ảnh hưởng tích cực đối với hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Ứng dụng đầu tiên cho thuê xe máy kèm tài xế
Grab là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai dịch vụ thuê xe hai bánh kèm tài xế theo giờ. Trước đó, công ty từng triển khai dịch vụ thuê GrabCar tại TP. HCM.
Xu thế 4.0 trong quản lý nhân sự
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành nhân sự của doanh nghiệp. Và một ứng dụng công nghệ được nhiều đơn vị sử dụng hiện nay trong quản trị nhân sự là HrOnline.
Ví điện tử MoMo muốn thành siêu ứng dụng
Ví điện tử MoMo ghi nhận đạt mức tăng trưởng người dùng kỉ lục, gấp 20 lần trong 5 năm qua và đã đạt 20 triệu tài khoản.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.