Tiêu điểm
Thị trường di động Việt Nam đang nằm trong tay ai?
Các chuyên gia nhận định, thị trường smartphone tại Việt Nam đã bão hoà, trong khi mức độ cạnh tranh trong ngành lại ngày một trở nên gay gắt.
Thế kiềng 3 chân tại thị trường di động Việt Nam
Theo thống kê của Công ty nghiên cứu thị trường GfK đến tháng 11/2017, tổng lượng smartphone bán ra tại Việt Nam đạt hơn 13,5 triệu máy, tăng trưởng 3,1% so với 11 tháng cùng kỳ năm 2016.
So với năm ngoái, tăng trưởng smartphone năm nay có thể coi là ảm đạm. Cùng thời điểm này năm trước, tăng trưởng của thị trường đạt 12,3%, duy trì ở mức hai con số, trong khi năm nay tỷ lệ chênh lệch không đáng kể.
Các chuyên gia nhận định, thị trường smartphone đã bão hoà. Trong khi đó, mức độ cạnh tranh trong ngành smartphone tại Việt Nam lại ngày một trở nên gay gắt. Thống kê sơ bộ cho thấy, có gần 20 nhãn hiệu điện thoại lớn nhỏ, nội ngoại, sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang được bán tại Việt Nam.
Nhưng chiếm lĩnh thị trường vẫn là các nhãn hiệu nước ngoài, với 75% thị phần thuộc về bộ 3: Samsung, OPPO và Apple.
Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc chiếm 46,5% thị phần. Không chỉ bán điện thoại, tại Việt Nam, Samsung còn xây dựng cả một hệ sinh thái sản xuất và lắp ráp smartphone thông qua việc bắt tay với các nhà cung ứng Hàn Quốc, Nhật Bản.
Ở vị trí thứ hai là OPPO - nhãn hiệu đến từ Trung Quốc, với 19,4% thị phần trong 11 tháng của năm 2017. Thị phần của OPPO luôn được giữ ổn định qua thời gian dài nhờ các sản phẩm tầm trung thời thượng, cùng nhiều chiến dịch quảng cáo, marketing hiệu quả tập trung vào nhóm khách hàng trẻ.
Apple của Mỹ đứng thứ 3 về thị phần smartphone tại Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2017, Apple đạt 9,2% thị phần. Dòng điện thoại iPhone với giá bán hàng chục triệu đồng của Apple vẫn là lựa chọn số một của người dùng ở phân khúc cao cấp.

Miếng bánh béo bở nhất nằm ở đâu?
Cuộc chạy đua giữa Samsung và Apple luôn đáng chú ý, dù là ở Việt Nam nói riêng, hay thế giới nói chung. Bởi mỗi năm, cả 2 nhà sản xuất danh tiếng này đều tung ra những smartphone cao cấp với mức giá lên tới hàng chục triệu đồng để so kè với nhau.
Không phủ nhận, ở Việt Nam, cuộc chiến Samsung - Apple đúng là có tạo ra tầm ảnh hưởng, nhưng chưa thể phản ánh hết được xu hướng của toàn thị trường.
Bởi theo Báo cáo của GfK trong tháng 5/2018, nóng bỏng nhất phải nói tới sự tăng trưởng gần 100% của phân khúc điện thoại trung cấp (trong tầm giá 7 - 10 triệu đồng).
Nếu như 5 tháng đầu năm 2017, phân khúc này tại Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 5% thì nay là hơn 10%. Thậm chí, thị phần của phân khúc này vào tháng 5/2018 đã lên tới 16%.
Sự dịch chuyển thấy rõ từ phân khúc 5 - 7 triệu đồng sang phân khúc 7 - 10 triệu đồng trong 1 năm qua, cho thấy người tiêu dùng đang chịu chi nhiều tiền hơn để có một chiếc điện thoại đáp ứng nhu cầu của mình.
Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất tung ra nhiều hơn các dòng sản phẩm thuộc miền giá trung và cao cấp. Điểm mặt là các thương hiệu quen thuộc như: Samsung, OPPO, Nokia, Huawei, Vivo hay Sony...
Nhưng đóng góp nhiều sản phẩm nhất vẫn là 2 cái tên Samsung và OPPO. Đây được xem là 2 nhà sản xuất tích cực nhất đem tới cho thị trường Việt Nam những mẫu sản phẩm mới lạ, liên tục quảng bá, cũng như nâng cấp, làm mới smartphone của mình.

Samsung - OPPO và miếng bánh 10% thị phần
Số liệu từ các nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018, 2 mẫu điện thoại bán chạy nhất không phải là sản phẩm nào khác ngoài cái tên: Samsung Galaxy J7 Pro và OPPO F5. Cả 2 sản phẩm này có đều có mức giá khoảng 6 triệu đồng.
Trong khi ở phân khúc cao hơn, 7 - 10 triệu đồng, cả Samsung và OPPO cũng đóng góp 2 đại diện là Galaxy J7 Plus và OPPO F7.
Sự cạnh tranh giữa Samsung - OPPO ở phân khúc này gay cấn tới mức, Galaxy J7 Pro và Galaxy J7 Plus, OPPO F5 và OPPO F7 liên tục thay phiên nhau là các sản phẩm đạt doanh thu, lẫn doanh số tốt nhất trong nửa đầu năm.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của GfK trong tháng 5/2018, OPPO hiện là nhà sản xuất chiếm ưu thế hơn, với gần 50% thị phần tại phân khúc điện thoại 7 - 10 triệu đồng và sẽ còn tăng lên trong thời gian tới.
Khách quan mà nói, ưu thế của OPPO tới từ việc hãng này đang dồn toàn lực cho phân khúc smartphone tầm trung - vốn là thế mạnh của hãng từ trước tới nay. OPPO từ khi tham gia thị trường di động Việt Nam cũng chỉ có 2 dòng sản phẩm là tầm trung và giá rẻ.
Trong khi ở phía Samsung, ông lớn Hàn Quốc phải dàn trải lực lượng đối phó với tất cả đối thủ của mọi phân khúc. Thị trường smartphone giá rẻ là sự xâm lấn của Xiaomi, tầm trung là đối thủ OPPO, còn cao cấp hơn là iPhone của Apple.
Về phần chủ quan, OPPO đã làm tốt 3 chiến lược bán hàng ở phân khúc smartphone tầm trung tốt hơn Samsung. Đó là sản phẩm có thiết kế thời thượng, hợp với xu hướng của người trẻ, giá cả phải chăng và marketing trúng tâm lý tập khách hàng chủ đạo.
Chiến lược giúp FPT Shop vẫn bán được điện thoại dù gần như ai cũng có di động
Chiến lược giúp FPT Shop vẫn bán được điện thoại dù gần như ai cũng có di động
Khi thị trường di động được dự báo tới giai đoạn bão hòa và người tiêu dùng không còn nhu cầu mua mới, FPT Shop vẫn tìm ra cách để duy trì tăng trưởng.
Doanh thu xấp xỉ 2 tỷ USD của Thế Giới Di Động trong nửa đầu năm 2018
Nhờ tăng trưởng doanh thu tốt của hệ thống Điện máy Xanh và những dấu hiệu tích cực từ các cửa hàng Bách hóa Xanh, Công ty Thế Giới Di Động báo lãi sau thuế hơn 1.540 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018.
FPT Shop, Thế Giới Di Động sẽ gặp nhiều thách thức với mô hình bán lẻ dược phẩm
Các công ty phân tích nhận định, việc bảo hiểm y tế chỉ chi trả trong kênh bệnh viện, hay các bệnh viện tư đều có nhà thuốc của riêng mình, sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng của kênh bán lẻ dược phẩm.
Vua Nệm muốn thành Thế Giới Di Động trong ngành đệm
Khoản tiền hàng triệu USD từ phía Mekong Capital sẽ giúp Vua Nệm mở rộng đến 300 cửa hàng trên cả nước vào năm 2022.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương
Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.