Phát triển bền vững

Thủ tướng kêu gọi các đối tác quốc tế tăng gấp đôi tài chính xanh

Nhật Hạ Thứ năm, 21/09/2023 - 19:44

Các nước phát triển, các đối tác quốc tế cần tăng gấp đôi tài chính cho các hoạt động thích ứng vào năm 2025; tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển về công nghệ xanh, tài chính xanh, quản lý xanh…

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

“Biến đổi khí hậu tiếp tục là thách thức toàn cầu lớn nhất, tác động trực tiếp và gây tổn thất nặng nề đối với phát triển kinh tế, an sinh xã hội và trực tiếp đối với an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc ngày 20/9.

Các sự cố như sụt lún, sạt lở và hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng chính là lời cảnh báo của thiên nhiên, kêu gọi “chúng ta khẩn trương hơn, hành động mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm hơn nữa” nhằm hạn chế tối đa mức tăng nhiệt độ Trái Đất.

Việc này phải có cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân với những giải pháp đột phá, tổng thể, toàn diện, đổi mới và sáng tạo. Thủ tướng đề xuất xác lập tầm nhìn mới, tư duy mới, quyết tâm mới, hành động quyết liệt cho phát triển xanh, phát thải ròng bằng 0.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh công bằng và công lý; trong đó lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ông kêu gọi các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển về công nghệ xanh, tài chính xanh, quản lý xanh và đào tạo nguồn nhân lực xanh; xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và các hệ thống truyền tải điện thông minh…

Đồng thời, đề xuất xây dựng các mối quan hệ đối tác thế hệ mới, đẩy mạnh huy động tài chính xanh cho khí hậu theo mô hình công - tư, trong đó đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, Thủ tướng cho rằng, các nước phát triển, các đối tác quốc tế cần tăng gấp đôi tài chính cho các hoạt động thích ứng vào năm 2025 và đưa Quỹ Tổn thất và thiệt hại vào hoạt động tại COP28 như đã cam kết.

Từ đó hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới toàn diện hệ thống tài chính toàn cầu để tăng khả năng cung cấp tài chính xanh.

Việt Nam là một trong 30 nước nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam cũng đang cùng các đối tác quốc tế xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực để công bố tại COP28 với mong muốn đưa mô hình quan hệ đối tác này trở thành hình mẫu, góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050.

Tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi các nước đặt ra tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C.

Trong đó, các nước phát thải nhiều cần đi đầu trong giảm phát thải khí nhà kính, các nước phát triển đạt phát thải ròng bằng 0 muộn nhất vào năm 2040 và các nền kinh tế lớn mới nổi là vào năm 2050; nhấn mạnh các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt.

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Việt Nam và Luxembourg trở thành đối tác chiến lược về tài chính xanh

Việt Nam và Luxembourg trở thành đối tác chiến lược về tài chính xanh

Tiêu điểm -  1 năm

Hai nước vừa nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ngân hàng, kết nối các nguồn lực tài chính của Luxembourg nhằm giúp Việt Nam triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Leader talk -  2 năm

Theo chuyên gia HSBC, trước hết, thông tin tốt hơn sẽ giúp tránh rủi ro định giá sai, và sẽ huy động các nguồn lượng thị trường để mở rộng quy mô tài chính xanh, giúp nâng tầm xu hướng này trở thành chính thống.

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm

IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Phát triển bền vững -  2 năm

Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  4 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh

Tiêu điểm -  6 giờ

Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật

Tiêu điểm -  6 giờ

Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha

Doanh nghiệp -  6 giờ

Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro

Bất động sản -  9 giờ

Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà

Doanh nghiệp -  21 giờ

Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu

Tài chính -  1 ngày

Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?

Tài chính -  1 ngày

Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.