Tiêu điểm
Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng, chuyển sang điều hành theo hướng thị trường và báo cáo trong tháng 7/2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 3/7 đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sớm xem xét gỡ bỏ việc sử dụng hạn mức tín dụng và chuyển sang điều hành tăng trưởng tín dụng theo nguyên tắc thị trường.
Đồng thời, NHNN cần xây dựng bộ tiêu chí kiểm soát an toàn tín dụng và báo cáo Thủ tướng trong tháng 7/2025.
Nhiều năm qua, NHNN duy trì cơ chế phân bổ hạn mức tín dụng như một công cụ gián tiếp để kiểm soát lạm phát, lãi suất và lượng tiền cung ứng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhu cầu vốn tăng cao và hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển nhất định, việc loại bỏ cơ chế này được coi là cần thiết để khơi thông dòng chảy tín dụng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước đó, từ cuối năm ngoái, NHNN cũng đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng thông báo việc sẽ triển khai lộ trình hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số 62/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội.
Theo đó, nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được bỏ hạn mức tín dụng. Với các tổ chức tín dụng còn lại, cơ quan này rà soát để từng bước dỡ bỏ hạn mức này.
“Khi điều kiện cho phép thì chúng tôi sẽ tiến tới xóa bỏ công cụ này”, đại diện NHNN từng cho biết.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng này, Thủ tướng cũng giao NHNN đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng hợp lý khoảng 16% cho năm 2025, đồng thời yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Cùng lúc, NHNN được chỉ đạo giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hoàn thiện sửa đổi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng ngay trong tháng 7.
Dữ liệu mới nhất cho thấy, đến ngày 26/6, tổng dư nợ của toàn hệ thống đạt hơn 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024 và tăng gần 19% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng hai năm qua.
NHNN cho biết đã duy trì mặt bằng lãi suất điều hành không đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng tăng trưởng. Phía các ngân hàng thương mại cũng đồng thuận giữ ổn định lãi suất huy động để giảm chi phí vốn.
“Lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới hiện ở mức 6,38%/năm, giảm khoảng 0,6 điểm phần trăm so với cuối năm trước,” Phó thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết tại họp báo Chính phủ tối 3/7.
Cơ cấu tín dụng hiện được phân bổ khá đồng đều theo đặc điểm nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm khoảng 12,84%, trong khi xây dựng – bao gồm cả hạ tầng – chiếm 7,53%. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất với khoảng 23,74%.
Tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên tiếp tục được chú trọng. Nông nghiệp và nông thôn chiếm 23,16%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 17,51%. Các ngành có tốc độ tăng trưởng vượt trội gồm công nghiệp công nghệ cao (15,69%) và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (17,59%).
Chính phủ cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng đẩy mạnh giải ngân theo các chương trình tín dụng trọng điểm. Đáng chú ý, quy mô tín dụng cho lĩnh vực lâm thủy sản đã được nâng từ 15.000 tỷ lên 100.000 tỷ đồng.
Song song, các chương trình liên kết sản xuất – tiêu thụ 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long và tín dụng cho nhà ở xã hội, người trẻ dưới 35 tuổi cũng đang được triển khai tích cực.
Ngoài ra, gói tín dụng 500.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và chuyển đổi số cũng là một phần quan trọng trong chiến lược hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua dòng vốn hiệu quả.
Ngân hàng ngoại 'hụt hơi' trên đường đua tăng trưởng
Tín dụng tăng mạnh 7,14%
Đại diện NHNN cho biết, tính đến ngày 18/6, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,73 triệu tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đạt 7,14% so với cuối năm 2024.
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Sáng ngày 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng.
Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Ngành thuế triển khai đồng bộ hai cải cách lớn từ 1/7
Ngành thuế đã triển khai nhiều công nghệ hiện đại nhằm chuẩn bị cho bước đột phá trong cải cách hành chính và quản lý thuế hiện đại.
Đầu tư châu Âu vào Việt Nam: Chật vật giữa những điểm nghẽn hệ thống
Các rào cản hành chính làm suy giảm khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khi khu vực đang chạy đua để thu hút đầu tư nước ngoài, theo EuroCham.
TheLEADER tổ chức Diễn đàn đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới
Diễn đàn "Đầu tư bất động sản trong kỷ nguyên mới: Tư duy mới - Vận hội mới" do TheLEADER tổ chức vào chiều ngày 3/7 tới tại Hà Nội.
Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Thủ tướng: Sớm xem xét bỏ hạn mức tín dụng, theo cơ chế thị trường
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét bỏ cơ chế cấp hạn mức tín dụng, chuyển sang điều hành theo hướng thị trường và báo cáo trong tháng 7/2025.
Văn Phú kể chuyện "vị nhân sinh" bằng triển lãm nghệ thuật đa giác quan
Lần đầu tiên tại Hà Nội, Công ty CP Phát triển bất động sản Văn Phú tổ chức triển lãm nghệ thuật đa giác quan để kể câu chuyện “vị nhân sinh”.
Chuyển đổi số trong tài chính, doanh nghiệp cần gì?
Một nền tảng ngân hàng số toàn diện, linh hoạt, dễ sử dụng cho doanh nghiệp đang là lời giải thiết thực để tối ưu dòng tiền và bắt nhịp xu hướng.
Sắp diễn ra 'Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới'
"Diễn đàn Net Zero Việt Nam 2025: Thị trường carbon trong kỷ nguyên mới" sẽ diễn ra tại Hà Nội vào sáng 18/7/2025. Diễn đàn do Viện Tư vấn Phát triển (CODE) và Tạp chí Điện tử Nhà quản trị - TheLEADER phối hợp tổ chức.
40 năm kinh tế tư nhân thoát ‘vòng kim cô’ tư tưởng: Làm sao để không lãng phí cơ hội lịch sử?
Thay vì là tự hào là điểm sáng thu hút FDI, Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội chính mình tạo ra để phát triển kinh tế tư nhân.
Điểm 'then chốt' để doanh nghiệp thực sự hưởng ưu đãi thuế
Giám đốc SSI Research nhấn mạnh, chỉ khi chứng minh được rõ ràng nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể thụ hưởng ưu đãi thực sự về thuế quan.
Tham vọng đằng sau 'mối duyên' giữa Hải An và Viconship
Đầu tư vào doanh nghiệp đang tăng trưởng mạnh như Hải An là mảnh ghép quan trọng cho hệ sinh thái của Viconship nhưng cũng góp phần gia tăng áp lực nợ vay.