Điểm nóng BOT Cai Lậy và Chính phủ kiến tạo
Vì sao cho đến khi có kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp tối ngày 4/11, vấn đề trạm BOT Cai Lậy mới bắt đầu được xử lý và người dân mới lần đầu tiên bày tỏ đồng tình sau nhiều ngày phản đối?
Theo luật sư Trương Thanh Đức, không chỉ vị trí đặt trạm thu phí bất hợp lý mà nhà đầu tư còn tính toán sai lầm trong phương án đầu tư xây dựng tuyến tránh BOT Cai Lậy.
Chủ tịch Công ty Luật BASICO Trương Thanh Đức cho rằng, nếu nhìn lại việc đầu tư dự án BOT Cai Lậy có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư đã quyết định đặt trạm thu phí trên quốc lộ 1 là do lo sợ rằng, nếu đặt trạm ở đường tránh thì sẽ ít người đi nên sẽ khó thu được tiền đầu tư.
Ông Đức chỉ ra thực tế là đoạn đường tránh mặc dù được xây dựng mới và không đi qua thị xã Cai Lậy để tránh vùng dân cư đông đúc để giảm mật độ giao thông và giảm thời gian lưu thông trong nội thị, nhưng thực chất lại là một tuyến đường vòng, không tiết kiệm thời gian bao nhiêu so với đi đường quốc lộ 1 qua khu dân cư.
Trong khi đó, nhìn trên bản đồ, vẫn đoạn đường ấy nếu được “duỗi thẳng” ra sẽ rút ngắn quãng đường khoảng 7 cây số so với đường cũ và sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nên không có lý do gì họ không lựa chọn đi. Tuy nhiên, dự án BOT Cai Lậy, ngay từ khi nghiên cứu, khởi công xây dựng tuyến đường tránh đã tính toán chưa đúng.
Chủ đầu tư tạo ra một con đường tránh vòng vèo, đồng thời tráng lại mặt đường quốc lộ 1 vốn đã có sẵn, sau đó đặt trạm thu phí ở giữa bắt người dân phải trả tiền đầu tư cả hai tuyến dù có đi hay không. Điều này là hết sức vô lý, luật sư Đức nhận định.
Ở khía cạnh rộng hơn, ông Lê Xuân Sang, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, vụ việc tại BOT Cai Lậy cần được nhìn nhận một cách tổng thể dưới góc độ quản lý nhà nước, quản trị, dòng tiền.
Theo ông Sang, không thể phủ nhận thực tế là trạm thu phí BOT Cai Lậy đã đặt sai vị trí. Nhưng sửa sai không dễ vì dự án đã xây dựng rồi, nếu chuyển trạm thu phí về đường tránh mà ít người đi thì nhà đầu tư đối diện với nguy cơ vỡ nợ, kéo theo nợ xấu ngân hàng vì thông thường doanh nghiệp chỉ có 15% vốn đầu tư, còn lại đi vay ngân hàng.
Bên cạnh đó, ông Sang cho rằng, hợp đồng kinh doanh được ký giữa Nhà nước và chủ đầu tư về mặt pháp lý là một luật. Tại đó, Nhà nước đã cam kết với chủ đầu tư về vị trí đặt trạm, được thu phí trong bao nhiêu năm. Nếu bây giờ thay đổi sẽ là vấn đề không đơn giản. Đó cũng chính là lý do khiến thời gian qua vụ việc ở Cai Lậy vẫn chưa giải quyết dứt điểm được.
Ông Sang cũng đồng tình với quan điểm của luật sư Trương Thanh Đức khi cho rằng, ngay từ khi đầu tư xây dựng tuyến đường BOT này đã không được tính toán một cách kỹ lưỡng về vị trí xây dựng, khả năng hoàn vốn.
Theo ông Sang, đối với vụ việc này, để có thể giải quyết toàn diện, cần xem xét lại cụ thể tính pháp lý của hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng kinh doanh giữa ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và Nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, từ đó xác định được thực chất vấn đề vào nếu sai đến đâu sẽ tìm cách giải quyết đến đó.
Liên quan đến phương án giải quyết vấn đề trạm thu phí BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã đưa ra 3 kịch bản.
Kịch bản thứ nhất là giữ nguyên vị trí trạm BOT Cai Lậy, tăng cường tuyên truyền vận động, kèm cải thiện dịch vụ để giải đáp những thắc mắc như mở thêm làn.
Kịch bản thứ hai là di dời trạm thu phí về tuyến tránh, tức là phá phương án tài chính. Với kịch bản này, cần tính toán lại, thương thảo với nhà đầu tư về thời gian thu phí. Tuy nhiên, ông Đông cho rằng rất khó khả thi bởi thời gian thu hồi vốn không đúng theo cam kết vay vốn, có thể ảnh hưởng tới nợ xấu ngân hàng.
Kịch bản thứ ba là sẽ đặt 2 trạm thu phí: một trạm trên quốc lộ 1 để thu phí phần nhà đầu tư bỏ ra đầu tư trên quốc lộ. Đồng thời, đặt một trạm trên tuyến tránh để thu phí phần nhà đầu tư đã đầu tư làm tuyến tránh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có quyết định tạm dừng thu phí trạm BOT Cai Lậy trong vòng 1 - 2 tháng để rà lại toàn bộ quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, tổ chức thu phí; làm rõ việc tuân thủ quy định pháp luật, làm rõ những vấn đề có thể có bất cập, từ đó xây dựng phương án cụ thể để báo cáo Thủ tướng trước khi tổ chức thu phí trở lại.
Không chỉ là câu chuyện của BOT Cai Lậy, thời gian gần đây nhiều dự án BOT giao thông khác trên địa bàn các tỉnh thành như Khánh Hòa, Hòa Bình, Thái Nguyên... cũng xảy ra tình trạng người tham gia giao thông bức xúc và phản ứng về múc thu phí và vị trí đặt trạm thu phí giao thông các đoạn đường được đầu tư BOT. Rõ ràng, phương án nào để "sửa sai" từ BOT Cai Lậy đang rất được người dân chờ đợi, và sẽ là "lời giải điển hình" cho hàng loạt các dự án BOT giao thông khác.
Vì sao cho đến khi có kết luận của Thủ tướng trong cuộc họp tối ngày 4/11, vấn đề trạm BOT Cai Lậy mới bắt đầu được xử lý và người dân mới lần đầu tiên bày tỏ đồng tình sau nhiều ngày phản đối?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng thu phí trên tuyến tránh Cai Lậy từ 1-2 tháng để Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan tiếp tục làm rõ mọi vấn đề, đồng thời đề xuất phương án trên cơ sở khoa học và phù hợp thực tiễn.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, về nguyên tắc BOT không được là con đường độc đạo, độc quyền bắt người dân phải đi và nộp phí nên cần sớm di dời trạm BOT Cai Lậy do vị trí đặt trạm bất hợp lý.
Việc tài xế dùng tiền lẻ nhằm gây áp lực để di dời trạm thu giá về tuyến tránh khiến trạm BOT Cai Lậy nhiều lần rơi vào cảnh hỗn loạn. Có nên dời trạm thu giá và việc dời trạm có khả thi?
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.