Khởi nghiệp
Tima, Moca, Momo, ZaloPay, Payoo tăng trưởng thần tốc
Giai đoạn 2019 - 2020 được xem là thời điểm "vàng" với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và các công ty công nghệ tài chính nói riêng
Theo báo cáo FinTech Fast 101 của IDC tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam hiện có 5 công ty fintech lọt nhóm tăng trưởng tốt nhất trong năm 2020. Cụ thể, đó là Tima, Moca, Momo, ZaloPay và Payoo.
Trong đó, Moca, Momo, ZaloPay và Payoo là 4 ví điện tử. Duy nhất Tima là startup công nghệ chuyên cung cấp nền tảng cho vay trực tuyến theo công nghệ ngang hàng (P2P).
FinTech Fast 101 quy tụ 101 công ty công nghệ tài chính có tốc độ tăng trưởng tốt nhất hiện nay.

Trước đó, công ty nghiên cứu thị trường Cimigo công bố nghiên cứu cho thấy, Momo, Moca và ZaloPay hiện là 3 ví điện tử được sử dụng phổ biến nhất ở 2 thành phố chính của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM. Đồng thời, ba ví này chiếm 90% thị phần người dùng ví điện tử..
Ngoài việc ghi nhận về nhận định và hành vi của người dùng đối với các thương hiệu ví điện tử phổ biến tại Việt Nam, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ví điện tử phổ biến trên thị trường hiện được dùng nhiều nhất để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn định kỳ, thanh toán dịch vụ giao đồ ăn và đặt xe công nghệ.
Còn theo thống kê của Crowdfundinsider, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam đang đi nhanh so với khu vực. Cụ thể, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, các fintech Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á.
Tổ chức này đánh giá, giai đoạn 2019 - 2020 là năm "vàng" với giới khởi nghiệp Việt Nam nói chung, và mảng fintech nói riêng. Nhất là khi tổng vốn đầu tư vào fintech Việt Nam tăng từ tỉ trọng 0,4% toàn khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái, lên 36% trong năm nay.
Sở dĩ Việt Nam bật lên hẳn trong trong mảng fintech là có sự đóng góp lớn từ các thương vụ lớn là MoMo Pay và VNpay, cả đều trong mảng ví điện tử và thanh toán.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty fintech đã tăng gần 4 lần. Hiện cả nước có hơn công ty 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Đi cùng với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế xuống dưới 10% của Chính phủ, xu thế phát triển của ngành này là tất yếu. Các lĩnh vực của hệ sinh thái fintech của Việt Nam bao gồm: ví điện tử, tài chính cá nhân, cho vay ngang hàng, công nghệ bảo hiểm, ngân hàng số, điểm tín dụng, gọi vốn cộng đồng,…
Nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của lĩnh vực fintech, Việt Nam đã chủ động tiếp cận lĩnh vực này thông qua việc thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực fintech vào tháng 3/2017 với mục tiêu nuôi dưỡng và hoàn thiện hệ sinh thái lành mạnh cho sự hình thành và phát triển của các công ty fintech tại Việt Nam.
Cùng với đó, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định công nghệ sẽ là giải pháp hàng đầu đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Fintech là chìa khóa giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau đại dịch
Nền tảng hội nghị trực tuyến 'Made in Vietnam'
Hiện tại nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi đã có 4 máy chủ ở các trung tâm dữ liệu của Viettel và VNPT, mỗi máy chủ dự kiến phục vụ được khoảng 1.000 thiết bị kết nối đồng thời và sẽ được tăng dần theo quy mô sử dụng.
Sapo.vn nhận vốn triệu USD từ quỹ đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc
Khoản vốn mới được Sapo.vn đầu tư mở rộng lĩnh vực thanh toán và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp, với mục tiêu đưa Sapo.vn trở thành Nền tảng hỗ trợ quản lý và bán hàng đa kênh lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Startup Philipines tham chiến thị trường giúp việc Việt Nam
Với việc "tham chiến" thị trường Việt Nam, GoodWork sẽ phải đối đầu với những tên tuổi lớn như: JupViec.vn - startup Việt ra đời từ năm 2012, là nền tảng kết nối nhu cầu giữa người giúp việc và khách hàng thông qua ứng dụng điện thoại.
Nền tảng Vibeji nhận vốn từ Singapore
Vibeji là nền tảng chia sẻ kỹ năng trực tuyến đầu tiên trên thế giới, một Airbnb cho các hoạt động giải trí được phát triển và dẫn dắt bởi một người trẻ thuộc thế hệ millennial.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
‘Bán’ sản phẩm dịch vụ, ‘nhận’ lại sự hài lòng
Theo bảng xếp hạng mức độ hài lòng đối với các ngân hàng tại Việt Nam năm 2025 của Decision Lab, SHB là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng mức độ hài lòng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp, đồng thời nằm trong TOP 10 - bên cạnh nhiều cái tên như Techcombank, Vietcombank, MB, VietinBank…
Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần
Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?
Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
21 ngân hàng sẵn sàng cho gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng là “công cụ điều hành vĩ mô quan trọng” để hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng trọng điểm và công nghệ số.
Vietnam Airlines mở đường bay thẳng từ Hà Nội tới kinh đô thời trang châu Âu
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam - châu âu, Vietnam Airlines chính thức công bố khai trương đường bay thẳng kết nối Hà Nội và Italy.