Tiêu điểm
Tồn đọng container: "Nếu không chỉ đạo kịp thời, Tết này không ai ăn Tết được"
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, chính sự không kiểm soát kỹ việc ban hành các văn bản pháp luật đã gây ra những rào cản, thủ tục, vô tình giết chết doanh nghiệp.

Vấn đề tồn đọng container không thông quan được tại các cảng lại nóng lên tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2019.
Được biết, tính đến tháng 12/2018, tổng lượng container có tên khai báo trên Emanifest là phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển 18.861 container.
Trong đó, lượng container lưu giữ dưới 30 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu là 7.815 container, lượng container lưu giữ từ 30 - 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu là 1.751 container. Hiện các cơ quan hải quan đang phối hợp với các hãng tàu để thông báo, mời các doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan theo quy định.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Công Thành cho rằng, về các quy định pháp luật, hiện có Thông tư 08 và Thông tư 09 được xây dựng trong bối cảnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về việc hạn chế nhập khẩu phế liệu khi các nước láng giềng trong khu vực đều có chính sách nghiêm khắc về việc nhập khẩu phế liệu. Thông tư 08, 09 được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, thực tế có một loạt quy định thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, Hải quan vô tình có sự chồng chéo, khó thực hiện cho địa phương. Bên cạnh đó, cũng do địa phương chưa thực sự giám sát để có thể giảm thời gian thông quan của các lô hàng hoá.
Theo ông Thành, Tổ công tác của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và trong thời gian tới sẽ sửa đổi các quy định Nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu theo hướng tăng cường trách nhiệm hậu kiểm của các cơ quan về tài nguyên môi trường tại địa phương. Thay vì kiểm tra trước thông quan; cũng như là việc thông quan dựa trên cơ sở giấy chứng nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức đánh giá độc lập.
"Từ thực tế này, công tác đánh giá tác động của các văn bản quy phạm pháp luật cần phải thực hiện sâu sát hơn và việc xử lý các vướng mắc về thay đổi việc thực hiện quy định cần có sự chung tay của các cơ quan liên quan. Chúng tôi mong rằng sắp tới có sự phản ánh góp ý của doanh nghiệp để bộ có thể đồng hành cùng doanh nghiệp tạo môi trường đầu tư, kinh doanh hiệu quả", ông Thành nhấn mạnh.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho rằng, số container đang tồn đọng tại các cảng biển trên cả nước là rất lớn. Số container này sẽ rất tốt nếu thông quan tốt, cung cấp kịp thời cho các nhà máy trong nước.
Các nhà máy sản xuất chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nếu như chậm thông quan sẽ ảnh hưởng đến nguyên liệu, công nhân nghỉ việc, cắt hợp đồng với đối tác đã ký. Đây là câu chuyện rất lớn vì là nguồn nguyên liệu rất cần cho sản xuất.
"Rất tiếc khi thực hiện việc này, chúng ta đã không kiểm soát kỹ việc ban hành các văn bản, gây ra các rào cản, thủ tục mà chính chúng ta đã vô tình giết chết doanh nghiệp", ông Dũng nói.
Một container bốn đơn vị kiểm tra và sự vô cảm với doanh nghiệp
Cũng theo Bộ trưởng, một lô hàng container phế liệu phải qua bốn cơ quan kiểm tra, kiểm soát: Một là Sở Tài nguyên và môi trường địa phương cấp cho doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; hai là phải qua cơ quan hải quan; ba là phải qua cơ quan giám định độc lập (hiện nay Bộ Tài nguyên và môi trường chỉ định 13 cơ quan giám định độc lập); bốn là qua cơ quan quản lý Nhà nước là Sở Tài nguyên và môi trường tại nơi nhà máy đóng.
Cụ thể, giám định độc lập là cơ quan giúp cho toàn bộ vấn đề trách nhiệm trước pháp luật liên quan đến chất lượng giám định. Còn Sở Tài nguyên và môi trường là nơi nhà máy đóng, trong khi hàng hoá về một chỗ. Ví dụ hàng về cảng Cát Lái (TP. HCM) nhưng nhà máy nằm ở xung quanh TP. HCM. Khi có kết quả của cơ quan giám định độc lập rồi thì đưa giấy về Sở Tài nguyên và môi trường để Sở cử cán bộ xuống cảng, mở container ra kiểm tra bằng mắt thường xem có phải phế liệu thật không. Rõ ràng, việc ban hành những quy định này ra đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải “rơi nước mắt”.
Trong khi đó, nhà máy cần phế liệu thì không thông quan được. Hải quan cho rằng khi thông quan phải áp dụng theo Thông tư cũ. Ngày 17/1, Tổng cục Hải quan đã có văn bản chỉ đạo cả nước phải rút kinh nghiệm về việc container phế liệu về nhôm của Hàn Quốc.
Tuy nhiên hôm nay Thủ tướng đã rất gắt gao trong việc không đánh giá kỹ tác động mà đã ban hành Thông tư là vô cảm. Trước khi Tổ công tác xuống, Thủ tướng đã nghe các doanh nghiệp phản ánh rất nặng nề về việc này, thậm chí có doanh nghiệp còn khóc với Thủ tướng. Có câu chuyện là không ai giải quyết cho doanh nghiệp mà tình trạng này đã diễn ra từ rất lâu rồi (từ tháng 6/2018), rồi có chuyện bán cả người, cả của cũng không đủ tiền nộp phạt cho những container này, ông Dũng cho hay.
Theo ông Dũng, nguyên nhân của tình trạng này là do Sở Tài nguyên và môi trường không có tiền để chở cán bộ đến cảng. Những chi phí này doanh nghiệp đều phải lo hết.
Chưa nói đến việc theo quy định của Thông tư 08, một container chỉ thực hiện một ngày là thông quan nhưng thực tế đang là 29 ngày, việc này xảy ra tại Cảng Cái Mép. Sở Tài nguyên và môi trường chiếm tới 90% thời gian này, còn toàn bộ là thời gian của Hải quan để chờ giấy, mặc dù chỉ cần ký xác nhận thôi nhưng Hải quan vẫn phải chờ.
Theo ông Dũng, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là sẽ đưa vào Nghị quyết của Chính phủ, không giao trách nhiệm cho Sở Tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố nữa. Thủ tướng cũng yêu cầu ra thông báo huỷ bỏ Thông tư 08, 09, Tổng cục Hải quan phải xin lỗi doanh nghiệp Hàn Quốc vì doanh nghiệp lỗ tới 14,5 tỷ. Hiện bên Hải quan đã xin lỗi là do hiểu sai văn bản, nhưng họ vẫn đề nghị Chính phủ xem lại về thủ tục thì mới thông quan được.
"Thủ tướng đã chỉ đạo kịp thời, nếu không cả Tết này không ai ăn tết được. Tôi phải nói rõ để thấy là chúng ta đang vô cảm", ông Dũng nhấn mạnh.
Nhân rộng việc phát hiện 3 container phế liệu, tình trạng ứ đọng tại các cảng biển sẽ khác
Hai xu thế và ba thách thức của ngành vận tải và logistics Việt Nam
Bộ Công thương đánh giá, năm 2018 ngành logistics có mức độ tăng khoảng 12-14% và toàn ngành có khoảng 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động.
Gemadept thu lãi lớn từ cảng biển sau khi từ bỏ logistics
Sau khi thoái vốn khỏi mảng logistics, mảng cảng biển của Gemadept đã tăng trưởng doanh thu 32% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận gộp đạt mức 38%, tăng mạnh so với mức 26% của 9 tháng năm 2017.
Sức hấp dẫn của logistics Việt qua góc nhìn nữ tướng logistics Võ Thị Phương Lan
Logistics tuy không mới tại Việt Nam, nhưng để đánh đấu sự lớn mạnh của các doanh nghiệp nội thì phải xét trong độ 10 năm trở lại đây, khi nhiều tên tuổi đã tạo nên dấu ấn trên thị trường với vị thế ngày càng cao cả trước bối cảnh toàn cầu hóa. Trong số đó, không thể không nhắc đến Amerasian Shipping Logistics (ASL) của nữ chủ tịch Võ Thị Phương Lan.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Chi phí logistics cao liệu có nhấn chìm con tàu kinh doanh'
Gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.