Tài chính
TPBank được đánh giá cao với công cuộc chuyển đổi số ngành ngân hàng
Với định hướng trở thành một ngân hàng số hàng đầu, TPBank đã có nhiều dấu ấn trong công cuộc chuyển đổi số của ngành ngân hàng với những thành tựu nổi bật. Thành quả của nhiều năm đổi mới, đặc biệt là trong hành trình số hóa của TPBank một lần nữa tạo được dấu ấn đậm nét tại “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng” được tổ chức tại Hà Nội sáng 4/8.
Sáng 4/8 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 25 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, sự kiện “Ngày chuyển đổi số ngành ngân hàng” đã diễn ra với sự góp mặt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cùng với đại diện lãnh đạo các cơ quan bộ, ban, ngành, các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán tham dự.
Với những sản phẩm ấn tượng và những thành tựu nổi bật, TPBank được lựa chọn là một trong sáu đại diện ngân hàng được Thủ tướng Chính phủ ghé thăm gian hàng và trực tiếp trải nghiệm ngân hàng không ngủ LiveBank 24/7 và đặc biệt là tính năng chuyển tiền bằng giọng nói Voice pay của TPBank.
Đây là một trong những tính năng nổi bật, được TPBank ứng dụng AI, công nghệ máy học machine learning, công nghệ sinh trắc học, để đem đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời khi chỉ mất chưa tới 30s cho một giao dịch chuyển tiền. Cũng tại gian triển lãm, TPBank cũng tự hào để báo cáo Thủ tướng về những thành tựu và sự chuyển đổi thần tốc mà TPBank đã gặt hái được trong nhiều năm qua.

TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên sớm nhận ra sự cần thiết của việc xây dựng hệ sinh thái tài chính số, và cũng đã triển khai thành công mô hình này. Hệ sinh thái số của TPBank bao gồm sự phát triển dịch vụ tài chính không chỉ trên nền tảng của TPBank mà còn mở rộng ra các nền tảng đối tác.
Không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ ngân hàng truyền thống, hệ sinh thái số nội tại của TPBank được hoàn thiện bởi sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ và thiết kế hành trình khách hàng sáng tạo, khép kín, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của khách hàng.
Ứng dụng TPBank Mobile và TPBank Biz cung cấp các dịch vụ tài chính toàn diện cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Cả hai ứng dụng này đều phát triển mô hình mini app – nhúng dịch vụ của các đối tác từ các lĩnh vực fintech, du lịch khách sạn, thương mại, dịch vụ công… và cho phép khách hàng đăng ký, thanh toán các dịch vụ này một cách nhanh chóng.
Chỉ sau 2 năm triển khai TPBank đã kết nối thành công với hơn 50 đối tác, cung cấp hơn 2.000 dịch vụ thanh toán cho một loạt các lĩnh vực: tài chính bảo hiểm, giải trí du lịch, y tế giáo dục, dịch vụ công, giao thông: nạp tiền thu phí đường bộ không dừng miễn phí, cước container, bất động sản: Cenhomes.vn. Sự ra đời của mô hình mini app trên ứng dụng của TPBank được khách hàng đón nhận nhiệt tình, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của các giao dịch thực hiện trên các mini app tăng gấp 7 lần so với năm 2021.
Chia sẻ tại bài thuyết trình trước lãnh đạo Chính phủ, Ông Nguyễn Hưng – Tổng giám đốc TPBank chia sẻ: “Hiện tại, TPBank phục vụ gần 100% thị phần người sử dụng ví điện tử tại Việt Nam, là đơn vị ngân hàng kết nối nhiều ví điện tử nhất toàn ngành; TPBank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên có hệ sinh thái đa dạng, để đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng. Không những vậy, TPBank cũng là một trong những ngân hàng TMCP sớm được lựa chọn để cung cấp dịch vụ chuyên thu ngân sách Nhà nước, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp”.
Đồng thời, TPBank cũng liên tục nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tối tân nhất như AI, ML, Big Data, Blockchain, RPA vào công cuộc xây dựng và phát triển hệ sinh thái số. Điển hình như mạng lưới 500 điểm giao dịch ngân hàng tự động LiveBank 24/7 và mới đây là phiên bản nâng cấp LiveBank+của hệ thống này. Không chỉ phục vụ như một chi nhánh truyền thống, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí mà còn đem tới các dịch vụ gia tăng.
Công nghệ RPA giúp TPBank tự động hóa bộ máy vận hành vốn rất cồng kềnh của 1 ngân hàng truyền thống, đẩy nhanh được thời gian phục vụ khách hàng, từ đó cũng tiết kiệm được các nguồn lực cho ngân hàng rất đáng kể.

Với tốc độ xây dựng hệ sinh thái số một cách thần tốc, TPBank nhanh chóng đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng: Số lượng khách hàng mới qua kênh số tăng trưởng 50 - 60% hàng năm, đóng góp hơn 60% số lượng khách hàng mới của toàn ngân hàng. Số lượng giao dịch qua kênh số chiếm đến 95% tổng số lượng giao dịch của ngân hàng – cao nhất toàn ngành, và đạt mức tăng trưởng bình quân hơn 150% so với năm trước đó.
Ông Nguyễn Hưng khẳng định: “Hiện tại TPBank đã vượt hầu hết các mục tiêu về chuyển đổi số theo kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực để đạt mục tiêu cao hơn nữa trong hành trình chuyển đổi số và tiến tới đổi mới số toàn diện”.
Ông Hưng cũng nhấn mạnh việc đã lên kế hoạch hoàn thiện hệ sinh thái số thông qua việc tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp trong hệ sinh thái số, đặc biệt đẩy mạnh các kết nối với các công ty fintech và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính không phải ngân hàng (bảo hiểm, chứng khoán,…), giúp làm giàu thêm hệ sinh thái của các đối tác, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế chứ không hạn chế trong riêng ngành ngân hàng.
TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 8.200 tỷ đồng
Dùng khuôn mặt để mua hàng, TPBank nâng trải nghiệm thanh toán và bảo mật lên tầm cao mới
Người tiêu dùng sẽ nhìn vào màn hình tại quầy thu ngân và khoản thanh toán sẽ được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều với trải nghiệm mới từ TPBank. Nhận dạng khuôn mặt và các công nghệ xác thực sinh trắc học khác sẽ ngày càng giúp các khoản thanh toán di động thuận tiện, an toàn hơn và tránh bị gian lận.
TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 8.200 tỷ đồng
Đại hội cổ đông của TPBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2022 với lợi nhuận trước thuế mục tiêu tăng 36% so với năm 2021, đạt 8.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tối ưu chi phí hoạt động, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và chất lượng tín dụng an toàn cũng là những tiêu chí được TPBank đặt lên hàng đầu.
TPBank được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2022
Vượt lên trên nhiều đối thủ, ứng dụng ngân hàng số TPBank Biz và công tác triển khai ứng dụng Tự động hóa thông minh của TPBank đã xuất sắc được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2022. Trong đó TPBank Biz vinh dự được hội đồng bình chọn đánh giá 5 sao với hàm lượng công nghệ và tính độc đáo của sản phẩm.
“Ngân hàng số và hệ sinh thái số tốt nhất Việt Nam” được The Asian Banker trao cho TPBank
Một loạt giải thưởng liên tiếp của The Asian Banker, IDG Việt Nam và AIBP đã khẳng định uy tín và thành công của nhà băng tím trong việc chuyển đổi số toàn diện, phát triển một hệ sinh thái ngân hàng số đồng bộ, thân thiện và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
Nội lực giúp Home Credit bứt phá
Nhiều chỉ số của Home Credit được FiinRatings đánh giá cao hơn trung bình ngành tài chính tiêu dùng, như chất lượng tín dụng và tỷ lệ an toàn vốn.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.