Trump bất ngờ muốn 'yêu lại từ đầu' với TPP
Theo thông tin mới đây từ Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo các trợ lý cấp cao xem xét lại việc gia nhập TPP 11 nếu như có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn.
Nhiều cái tên mới đang cho thấy khả năng gia nhập TPP 11 ngay sau khi hiệp định này dự kiến có hiệu lực vào năm sau.
11 quốc gia trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có kế hoạch sẽ đón thêm các thành viên mới, mở rộng khối thương mại tự do đầy tham vọng với khả năng tham gia của Thái Lan vào đầu năm tới và tiếp sau đó, có thể là Colombia.
Sau khi kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào hôm qua (19/7), khối này đã thống nhất làm việc để tiến tới hiệu lực hóa hiệp định thương mại này vào đầu năm 2019. Các cuộc đàm phán với những ứng viên mới dự kiến sẽ được bắt đầu ngay sau đó.
Trao đổi với phóng viên sau cuộc họp, ông Kazuhisa Shibuya, quan chức cấp cao của Nhật Bản phụ trách các vấn đề liên quan đến TPP-11 cho biết: "Chúng tôi đều thể hiện sự chào đón đối với các thành viên mới", Asian Nikkei Review dẫn lời.
Tính đến nay, Mexico, Nhật Bản và Singapore đã kết thúc phê chuẩn thỏa thuận thương mại này và dự kiến vào cuối năm nay, Việt Nam và hai quốc gia khác cũng sẽ tiến hành.
Theo quy định, để TPP 11 chính thức có hiệu lực, ít nhất sáu quốc gia, hay một nửa số nước phải phê chuẩn văn bản. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm ký kết.
Một ủy ban chuyên trách sẽ được thiết lập để xây dựng quy trình kết nạp thành viên mới. Khối này sẽ không tái đàm phán những quy tắc liên quan đến sở hữu trí tuệ và các vấn đề thương mại khác nhưng sẽ đàm phán lại tỷ suất thuế nhập khẩu giữa các thành viên cũ và thành viên mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo Mỹ ra khỏi hiệp định thế kỉ ngay sau khi ông nhậm chức, đẩy TPP đến trước bờ vực sống còn. Tuy vậy, những nỗ lực của các quốc gia còn lại đã vực dậy thỏa thuận này và thậm chí, tạo ra sức hút với nhiều quốc gia khác.
Hồi đầu tháng 5, Phó thủ tướng Thái Lan đã bày tỏ sự quan tâm tới việc gia nhập hiệp định này cũng như tổ chức nghiên cứu những tác động đối với nền kinh tế địa phương.
Phó tổng thống Indonesia giữa tháng 6 vừa qua cũng cho biết quốc gia này đang nghiên cứu các điều kiện cũng như khả năng gia nhập TPP.
Không chỉ các nước khu vực Đông Nam Á, nhiều cái tên mới khác cũng đang cho thấy sự hứng thú với hiệp định này. Colombia đã chính thức thông báo cho New Zealand về ý định tham gia. Trong khi đó, nước Anh đang tìm kiếm ý kiến phản hồi của công chúng nhằm ngăn chặn sự cô lập sau khi vương quốc này ra khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3 năm sau. Những cái tên khác như Hàn Quốc hay Đài Loan cũng có những tín hiệu gia nhập.
Các quốc gia nằm ngoài TPP lo sợ rằng sẽ mất đi tính cạnh tranh trong thương mại nếu như hiệp định này có hiệu lực, tạo ra lợi thế cho hàng loạt hàng hóa của các quốc gia thành viên hiện tại.
Theo thông tin mới đây từ Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo các trợ lý cấp cao xem xét lại việc gia nhập TPP 11 nếu như có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn.
Nếu Việt Nam đầu tư vào nguồn vốn con người, gia tăng năng suất lao động thì lợi ích từ CPTPP sẽ cao hơn rất nhiều.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.