Vui buồn xuất khẩu nông sản
Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Bộ Công thương đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường, mở rộng hơn danh mục nhập khẩu chính ngạch các loại trái cây Việt Nam.
Lễ hội trái cây Việt Nam diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc trong hai ngày 29 và 30/9, sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng, bên lề kỳ họp lần thứ 13, Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Trung Quốc, với kỳ vọng mở ra cơ hội xuất khẩu trái cây nhiều hơn vào thị trường này, trong bối cảnh quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc đã mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, ngày càng có nhiều trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Việt Nam hiện là đối tác lớn thứ ba, sau Thái Lan và Chile, cung cấp sản phẩm trái cây cho thị trường Trung Quốc.
Sản phẩm trái cây Việt Nam nổi trội về chất lượng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và quy định về nhãn mác, đóng gói của Trung Quốc.
Nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường Trung Quốc rất lớn. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương của Trung Quốc, sự hiện diện của trái cây Việt Nam còn "khiêm tốn".
Trái cây Việt Nam chủ yếu xuất sang Trung Quốc qua đường biên mậu, đáp ứng nhu cầu của một số địa phương khu vực phía Nam, Đông Nam Trung Quốc và một số tỉnh liền kề Việt Nam.
Bộ trưởng Công thương đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường, mở rộng danh mục các loại trái cây của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Ông Diên cũng đề nghị các cơ quan chức năng Trung Quốc tiếp tục phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi về kiểm dịch, thông quan hàng hóa của Việt Nam; giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế, thương mại song phương.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây, rau quả lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tới 21% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam ra toàn thế giới.
Trong 8 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành hàng trái cây Việt Nam, với kim ngạch 2,93 tỷ USD, chiếm tới 64% trong tổng thị phần xuất khẩu rau quả của Việt Nam, theo số liệu của Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Bảy tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản tiếp tục tăng trưởng mạnh, tuy nhiên số lượng các lô hàng bị cảnh báo “vượt rào” tiêu chuẩn kỹ thuật cũng tăng nhanh.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh ngay trong tháng đầu năm hứa hẹn tạo ra bước đà thuận lợi giúp ngành nông nghiệp Việt chinh phục kỷ lục trong năm mới.
Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.