Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 hướng tới các mục tiêu giảm phát thải nhà kính, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững, kinh tế tuần hoàn, bên cạnh việc đảm bảo phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid-19.
Cuối năm 2019, đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ bùng phát trên toàn cầu, tạo ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cũng như sinh kế của người dân và an sinh xã hội.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 không phải thách thức duy nhất thế giới phải đối mặt. Mới đây, nhiều dự báo đã chỉ ra những tác động khủng khiếp của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, bối cảnh này đặt ra yêu cầu Việt Nam và các quốc gia trên thế giới phải suy nghĩ lại về cách thức phát triển, làm sao tạo ra thịnh vượng kinh tế một cách bền vững, đồng thời duy trì nguồn vốn tự nhiên, thúc đẩy phát triển gắn kết, bao trùm, gìn giữ giá trị văn hóa, giá trị con người.
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050, với việc chuyển đổi sang tăng trưởng xanh, kinh tế xanh là “một lựa chọn tất yếu”.
Ngày 1/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn mới. Đây là tiền đề hết sức quan trọng để phục hồi bền vững nền kinh tế sau cú sốc từ đợt bùng phát dịch thứ 4, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) sắp diễn ra.
Về nội dung của Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn mới, ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, có 4 mục tiêu quan trọng được nhấn mạnh trong chiến lược.
Các mục tiêu đó bao gồm: gồm: Giảm phát thải khí nhà kính; xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển đổi.
Đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chiến lược đặt ra đến năm 2030 sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% so với năm 2014, đến năm 2050 giảm ít nhất 30% so với năm 2014.
Thực hiện các mục tiêu xanh hóa ngành kinh tế, xanh hóa lối sống và xanh hóa quá trình chuyển đổi, một loạt giải pháp khả thi cũng được chiến lược nhấn mạnh, bao gồm giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân; tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng nguồn cung sơ cấp; nâng cao tỷ lệ kinh tế số trên GDP, tỷ lệ mua sắm công xanh…
Theo Bộ trưởng Dũng, kể từ sau khi được phê duyệt, Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn mới nhận được phản hồi tích cực từ các bộ, ngành, cacstoor chức quốc tế, cơ quan liên quan và đội ngũ chuyên gia. Đây là minh chứng cho thấy chiến lược đã tạo ra nhận thức chung về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.
Tuy nhiên, nhận thức cần phải được đi đôi với thực tiễn, bao gồm các giải pháp triển khai một cách đồng bộ và tổng thể. Từ đó, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư kêu gọi các bên liên quan thống nhất những hành động cần triển khai trong thời gian tới, đồng thời tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh 2021 – 2030.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.