Tiêu điểm
Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6 – 6,5%
Cùng với mức lạm phát bình quân 4%, đây là nội dung chính của Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Quốc hội vừa thông qua.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mới đây đã ký ban hành Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Theo đó, đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6 – 6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5 – 25,8%.
Ngoài ra, đặt mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.
Một số chỉ tiêu khác bao gồm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27 – 27,5%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sẽ được thực hiện trong năm tới gồm linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, hoàn thiện thể chế; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đồng thời tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số; phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị, kinh tế đô thị, đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí...
Quốc hội yêu cầu triển khai đồng bộ Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định); đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước để tập trung nâng cao năng lực hệ thống y tế và các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác.
Liên quan đến việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khẩn trương trong công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng quốc gia, chương trình mục tiêu quốc gia. Sớm hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 – 2025;
Bên cạnh đó, đẩy mạnh kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; quyết liệt hơn nữa trong cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả, trong đó xử lý ít nhất 2 ngân hàng thương mại yếu kém và 5 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ.
Về phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng như dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (hoàn thành một số dự án thành phần: Cam Lộ - La Sơn; Dầu Giây – Phan Thiết; Vĩnh Hảo – Phan Thiết; Mai Sơn – Quốc lộ 45); cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cảng hàng không quốc tế Long Thành, sớm đưa vào hoạt động một số tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM…
Tăng trưởng GDP 2021 đạt 2,5% với kịch bản khả quan nhất
Tăng trưởng GDP 2021 đạt 2,5% với kịch bản khả quan nhất
Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, khả năng phục hồi của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào cách ứng xử với dịch bệnh Covid-19. Nền kinh tế sẽ phục hồi chậm nhưng chắc chắn nếu các biện pháp chống dịch được thống nhất, đảm bảo không gây đứt gãy sản xuất, lưu thông.
GDP quý III âm 6,17%, giảm sâu nhất kể từ năm 2000
Đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử của Việt Nam, chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ.
GDP nửa đầu năm nay tăng 5,64%
Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát, GDP 6 tháng vẫn tăng 5,64%, gấp ba lần so với mức tăng của cùng kỳ năm 2020.
Khu vực dịch vụ sẽ chiếm 50% GDP vào năm 2030
Đây là mục tiêu phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam trong thập kỷ mới, kèm theo đó tốc độ tăng trưởng khu vực này trong 10 năm tới đạt khoảng 7 – 8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.