Sở hữu trí tuệ

Trung Quốc ráo riết ngăn chặn vi phạm bản quyền bởi NFT

Hường Hoàng Thứ bảy, 01/10/2022 - 11:14

Các nhà chức trách ở Trung Quốc đang ráo riết truy lùng những người đã tạo ra các bộ sưu tập kỹ thuật số bằng những tác phẩm nghệ thuật của người khác, nhằm xử lý các hành vi vi phạm bản quyền trên không gian mạng.

Ảnh minh họa: Shutterstock

Đây là một phần trong chiến dịch chống vi phạm bản quyền nói chung và vi phạm bản quyền trực tuyến nói riêng với sự tham gia của nhiều ban ngành thuộc chính phủ Trung Quốc.

Trung Quốc tăng cường giám sát bản quyền trên nền tảng trực tuyến

Cục Bản quyền Quốc gia Trung Quốc (NCAC) gần đây đã kết hợp cùng với Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Trung tâm Tin tức Internet Trung Quốc đã phát động chiến dịch chống vi phạm bản quyền trên Internet.

Theo thông báo của cơ quan này vào ngày 9/9 vừa rồi, mục tiêu chính của chiến dịch ​​này là cải thiện hoạt động giám sát bản quyền trực tuyến của các doanh nghiệp bằng cách điều tra những vụ việc liên quan đến hoạt động bán và phân phối những sản phẩm vi phạm thông qua việc đăng tải những video ngắn, hoạt động phát sóng trực tiếp (video streaming) và thương mại điện tử, đồng thời xử lý kịp thời những nội dung vi phạm.

Cục Bản quyền Quốc gia Trung Quốc đặc biệt lo lắng về những vấn đề phát sinh ngày càng tăng liên quan tới hoạt động bảo vệ bản quyền, xuất phát từ hoạt động của rất nhiều tổ chức đang phát triển và sử dụng các công nghệ tiên tiến. Một trong những lĩnh vực mà cơ quan chính phủ muốn tăng cường giám sát đó là việc phát hành các NFT (mã thông báo không thể thay thế).

Các nhà chức trách cho biết, họ sẽ có chế tài xử lý nghiêm khắc những hành vi sử dụng trái phép những tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm âm nhạc, chương trình hoạt hình, trò chơi, phim truyện và những chương trình truyền hình của người khác để tạo ra các NFT, các bộ sưu tập kỹ thuật số và bán những tác phẩm vi phạm bản quyền này thông qua Internet.

Cục Bản quyền Quốc gia Trung Quốc cho rằng, họ hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này thông qua việc tăng cường xây dựng và hoàn thiện luật bản quyền trực tuyến, định rõ các tiêu chuẩn và áp đặt những loại hình phạt đối với các hành vi vi phạm. NCAC khẳng định rằng, chiến dịch này sẽ đóng góp lớn trong việc thiết lập một môi trường kinh doanh quốc tế tốt, hợp pháp và theo cơ chế thị trường, đồng thời bảo vệ quyền tác giả một cách đầy đủ, từ đó kích thích tinh thần kinh doanh và đổi mới sáng tạo của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

NFT được nhìn nhận như thế nào ở thị trường Trung Quốc?

NFT ở Trung Quốc đã có những phát triển vượt bậc trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, cách thức sử dụng NFT tại Trung Quốc lại rất khác biệt so với thị trường toàn cầu.

Ở Trung Quốc, NFT được gọi là 'bộ sưu tập kỹ thuật số' thay vì 'mã thông báo' để loại bỏ tất cả các mối liên hệ giữa NFT với các loại tiền điện tử, vốn đã bị cấm từ năm 2021. Do đó, tất cả các NFT đều được tính bằng Nhân dân tệ của Trung Quốc và việc thanh toán được thực hiện thông qua các phương thức truyền thống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và ví kỹ thuật số như WeChat pay và Alipay. Vào tháng 4, các báo cáo đã chỉ ra rằng, Wechat - ứng dụng nhắn tin phổ biến của Trung Quốc đã tạm thời đóng những tài khoản được liên kết với NFT.

Trên thị trường này, NFT chỉ có thể được bán hoặc tặng hai lần: lần giao dịch đầu tiên và lần bán hoặc tặng tiếp theo, bởi lo ngại “bộ sưu tập kỹ thuật số” sẽ được sử dụng như một loại tiền điện tử và giá của nó có thể sẽ tăng lên đến mức quá đáng. Trước đây, một NFT theo chủ đề bích họa truyền thống của Trung Quốc đã được bán ra với mức giá khởi điểm là 9,9 NDT, nhưng lại được bán với giá lên đến 1,5 triệu NDT sau đó.

Mặc dù luật pháp Trung Quốc đã thiết lập những giới hạn giao dịch, mỗi nền tảng sẽ tự đưa ra những quy tắc hoạt động của riêng mình, dựa trên những quy định đó. Những nền tảng khác nhau sẽ có cách tiếp cận khác nhau, phản ánh mức độ ưa thích rủi ro và áp lực pháp lý của họ. Mười nền tảng NFT có tầm ảnh hưởng nhất tại thị trường Trung Quốc đều không cho giao dịch thứ cấp, mà chỉ cho phép tặng quà trong một số trường hợp nhất định.

Trong khi đó, hầu hết những nền tảng nhỏ (chiếm 56% trên tổng số nền tảng) đều cho phép thực hiện các giao dịch thứ cấp. Lệnh cấm đối với một số nền tảng giao dịch nhỏ hơn trong tháng 3 năm nay cho thấy các cơ quan quản lý của Trung Quốc có thể sẽ có những hành động cứng rắn hơn về vấn đề này trong tương lai.

Đặc biệt, Trung Quốc đã phát triển những công nghệ blockchain của riêng mình để ngăn chặn việc sử dụng tiền điện tử. Điều này có nghĩa là những NFT được phát hành ở Trung Quốc chỉ có thể được truy cập ở Trung Quốc mà không thể được mua hoặc bán trên toàn cầu.

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Nhiều thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên không gian mạng

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Với tính chất xuyên biên giới và đa chủ thể tham gia, không gian mạng đã mang lại không ít cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức khó lường trong hoạt động kiểm soát hàng giả, hàng nhái và hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân sáng tạo.

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Chống tội phạm sở hữu trí tuệ thông qua hợp tác toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Hoạt động kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là mối đe dọa lớn đối nền kinh tế, an ninh và xã hội toàn cầu. Mới đây, INTERPOL đã tổ chức sự kiện kéo dài ba ngày tại Hàn Quốc với sự có mặt của 450 quan chức thực thi pháp luật thuộc 70 quốc gia, nhằm chung tay tìm hướng giải quyết vấn đề này.

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Môi trường sở hữu trí tuệ của Trung Quốc đang dần trưởng thành?

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.

Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Sở hữu trí tuệ trong ngành thời trang

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Chẳng ai có thể nghi ngờ được giá trị tri thức khổng lồ của những sản phẩm trong ngành thời trang, cho dù đó là thời trang may sẵn hay thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ vẫn còn chưa chú ý đến việc bảo vệ những tài sản trí tuệ đó.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Vinpearl lên sàn, kỷ nguyên mới của thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Coca-Cola tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng 'Share a coke'

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Leader talk -  14 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  14 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  14 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.