Trái cây Việt Nam vẫn chủ yếu sang Trung Quốc qua đường biên mậu
Bộ Công thương đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường, mở rộng hơn danh mục nhập khẩu chính ngạch các loại trái cây Việt Nam.
Việc thành lập Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Nam nằm trong chương trình mở rộng và tăng cường giao thương giữa Việt Nam với các tỉnh phía nam của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đề nghị phía Việt Nam trao đổi, đạt được thống nhất với các địa phương dự kiến lập Văn phòng xúc tiến thương mại trong tương lai, như Giang Tô và Tứ Xuyên, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào phát biểu trong Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 29/9.
Phát biểu tại Kỳ họp, Bộ trưởng Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên nói rằng, việc hai bên thường trao đổi các đoàn công tác đã góp phần thúc đẩy kinh tế, thương mại và đầu tư hai nước. Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc diễn ra tại Hà Nội vào tháng 11/2023.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề cập một số nội dung trọng điểm nhằm tiếp tục duy trì và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại hai nước, bao gồm phối hợp phân luồng để đảm bảo thông quan hiệu quả tại các cửa khẩu biên giới; hoàn thiện và không ngừng nâng cấp, cải thiện hạ tầng cửa khẩu biên giới.
Thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất hai bên cần thúc đẩy mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam và khai thác các tuyến container đường sắt; cùng nghiên cứu mô hình mới để triển khai Khu hợp tác kinh tế qua biên giới.
Trước các đề xuất của Việt Nam, Bộ trưởng Vương Văn Đào khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam nghiên cứu mô hình thương mại mới. Hai bên có thể sớm thành lập Nhóm công tác về Khu hợp tác kinh tế qua biên giới.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cũng đưa ra một số nội dung cần mở rộng để tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại song phương, tập trung vào tăng cường hợp tác đầu tư và chuỗi cung ứng. Ví dụ, hợp tác phát triển khu công nghiệp hay hỗ trợ tiêu thụ xe điện.
Theo Bộ trưởng Vương Văn Đào, hai bên cần tăng cường hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực thương mại, như thương mại điện tử xuyên biên giới, hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, phòng vệ thương mại, cũng như tăng cường hợp tác đa phương, khu vực.
Bộ Công Thương Việt Nam ủng hộ việc doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi, nhằm tạo ra chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn, cùng phục hồi chuỗi cung ứng và ứng phó với tác động tiêu cực của kinh tế toàn cầu.
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử qua biên giới, ông Diên đề nghị Bộ Thương mại Trung Quốc tạo thuận lợi, dành ưu đãi để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hiện diện, thuê kho bãi và xuất khẩu tại các Khu thí điểm thương mại điện tử tổng hợp xuyên biên giới, Khu thí điểm thương mại tự do của Trung Quốc.
Trong lĩnh vực thương mại nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị "Bộ Thương mại Trung Quốc thúc đẩy Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc xem xét bỏ mặt hàng tôm hùm bông khỏi danh mục quy định cấm săn bắt, vận chuyển, buôn bán tại Trung Quốc”.
Kết thúc Kỳ họp, Bộ trưởng thương mại Việt Nam- Trung Quốc thống nhất tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam bao gồm bơ, bưởi, na, roi, thảo quả, đồng thời sớm hoàn tất việc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với một số trái cây đã được xuất khẩu theo diện truyền thống.
Hai bên cũng thống nhất kế hoạch tổ chức kỳ họp lần thứ 14 tại Việt Nam. Những kết quả của kỳ họp cũng sẽ được hai bên báo cáo Thủ tướng Chính phủ hai nước và đóng góp kết quả cho các hoạt động đối ngoại quan trọng sắp tới của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Bộ Công thương đề nghị phía Trung Quốc tiếp tục mở cửa thị trường, mở rộng hơn danh mục nhập khẩu chính ngạch các loại trái cây Việt Nam.
Thị trường ô tô điện Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhiều thương hiệu xe điện lớn đến từ Trung Quốc như BYD, Geely Holding đã chính thức gia nhập.
Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.