Leader talk

TS. Trần Du Lịch: 'Doanh nghiệp Việt yếu đuối hơn nhiều so với khu vực FDI'

Kim Yến Thứ ba, 23/01/2018 - 08:05

Chia sẻ với TheLEADER, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, xét về tổng thể, phần lớn doanh nghiệp Việt còn tham gia chuỗi giá trị thấp nhất, hiện không cạnh tranh nổi thị trường nội địa nhất là chuỗi bán lẻ.

Ông đánh giá như thế nào về sức khỏe của doanh nghiệp Việt hiện nay? Trước áp lực hội nhập ngày càng sâu rộng, Chính phủ cần phải tương tác thế nào với doanh nghiệp để giải bài toán cạnh tranh và hội nhập ngay tại sân nhà?

TS. Trần Du Lịch: Giai đoạn 2011-2015 có thể thấy, nếu so với khu vực FDI doanh nghiệp Việt yếu đuối hơn nhiều dù bối cảnh cạnh tranh là giống nhau. Một nhược điểm thấy rõ là doanh nghiệp Việt mỏng vốn, kinh doanh chủ yếu nhờ đi vay, chi phí tài chính rất lớn.

Số thương hiệu giữ được uy tín còn mỏng quá, số làm theo sở đoản, theo phong trào thì nhiều, hoặc kiểu kinh doanh như Khaisilk chẳng hạn không giữ được uy tín. Để hội nhập thành công, vấn đề hợp tác làm ăn cùng nhau còn quá yếu.

TS. Trần Du Lịch: 'Doanh nghiệp Việt yếu đuối hơn nhiều so với khu vực FDI'
TS. Trần Du Lịch

Còn xét về tổng thể, phần lớn doanh nghiệp còn tham gia chuỗi giá trị thấp nhất, hiện không cạnh tranh nổi thị trường nội địa, nhất là chuỗi bán lẻ. Đây là vấn đề của Nhà nước chứ không phải trách nhiệm của doanh nghiệp không.

Giữa khối FDI và doanh nghiệp trong nước không gắn kết được với nhau thành ra chính sách dùng FDI chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Một vấn đề mang tính thời cơ là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay nền kinh tế số, phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa bắt kịp, như cuộc cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ chẳng hạn.

Mặc dù nỗ lực của Chính phủ là nâng tầm doanh nghiệp tư nhân, nhưng để đạt được còn nhiều thách thức. Số doanh nghiệp xây dựng thương hiệu ổn định còn ít quá.

Dù khu vực tư nhân đóng góp trên 40% GDP, nhưng số doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đóng góp chỉ 10%, còn lại 30% là cá thể, tiểu thương, nông dân. Chúng ta kỳ vọng số doanh nghiệp chiếm 10% GDP này làm sao phải lớn mạnh lên.

Là người đồng hành với doanh nghiệp trong những thời kỳ khủng hoảng nhất, để tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, theo ông, làm thế nào để nguồn vốn đang rất dồi dào trong ngân hàng đến được với doanh nghiệp?

TS. Trần Du Lịch: Về tín dụng, ngân hàng vẫn ưu tiên cho 5 ngành sản xuất quan trọng, chỉ kiểm soát bất động sản thôi. Nhưng rõ ràng tiếp cận vốn ngân hàng với doanh nghiệp nhỏ là rất khó, vì độ an toàn thấp, ngân hàng thương mại không mặn mà lắm vì sợ rủi ro, tăng nợ xấu.

Phải có hướng để doanh nghiệp tư nhân tương đối có tầm vóc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu trên thị trường. 

Năm 2017 số doanh nghiệp phát hành trái phiếu trên thị trường cũng lên đến trên 100 ngàn tỷ đồng, chính điều này làm giảm lãi vay, chi phí tài chính.

Ông từng cho rằng nợ xấu không có gì là xấu cả?

TS. Trần Du Lịch: Bản thân nợ xấu không có gì xấu cả, chỉ khi nào nợ xấu lên tới mức mất an toàn hệ thống. Vì bất cứ ngân hàng cho vay lúc nào cũng có rủi ro, khi họ phá sản thì không đòi được nợ, hoặc đòi được ít thôi. 

Nên ngân hàng nào cũng phải trích lập ngân sách dự phòng, chính vì thế mới có thị trường mua bán nợ xấu, đó là sản phẩm của thị trường tài chính chứ chẳng có chuyện gì lạ. Nhưng vì nhiều ngân hàng đã để cho nợ xấu thái quá, gây bất ổn toàn hệ thống nên mới thành vấn đề. 

Phải quy định rất rõ đối với các ngân hàng về trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, vì nợ xấu là bạn đồng hành với ngân hàng thương mại. Chính phủ thời gian qua đã phải tập trung giải quyết nợ xấu, tắc tài sản không bán được, Quốc hội phải xử lý để bán được tài sản mới kiểm soát được gốc vấn đề.

Những vụ đại án gần đây được đưa ra xét xử liệu rằng có tác động gì đến tâm lý của doanh nghiệp, nhà đầu tư không thưa ông?

TS. Trần Du Lịch: Cảm nhận vậy thôi, chứ tôi cho rằng nhìn chung doanh nghiệp đang làm ăn cũng không lo lắng nhiều về điều này. 

Những vụ đại án vừa rồi đều dính vào doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt một số liên quan các dự án bất động sản, còn các ngành sản xuất tôi thấy cũng bình thường, không có vấn đề gì lớn.

Hiện nay luật pháp tương đối chặt chẽ, từ 2018 ai phạm tội gì quy định rõ tội đó chứ không nói chung chung “cố ý làm trái” nữa. Luật đã thêm vào 15 tội danh mới rất cụ thể, doanh nghiệp nhìn vào đó biết mình làm sai cái gì rồi.

Xin cảm ơn ông!

33 tội danh các chủ doanh nghiệp phải khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trả giá đắt

33 tội danh các chủ doanh nghiệp phải khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trả giá đắt

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Luật hình sự mới đã quy định rõ 33 tội danh của pháp nhân thương mại, đây là nội dung các chủ doanh nghiệp phải hết sức lưu ý.
33 tội danh các chủ doanh nghiệp phải khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trả giá đắt

33 tội danh các chủ doanh nghiệp phải khắc cốt ghi tâm nếu không muốn trả giá đắt

Diễn đàn quản trị -  7 năm
Luật hình sự mới đã quy định rõ 33 tội danh của pháp nhân thương mại, đây là nội dung các chủ doanh nghiệp phải hết sức lưu ý.
Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Leader talk -  14 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết "TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH" của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Bao giờ Việt Nam có một triệu chuyên gia AI?

Leader talk -  15 giờ

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  1 ngày

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  3 ngày

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc

Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc

Leader talk -  4 ngày

Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  4 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Tiêu điểm -  4 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  4 giờ

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Ngân hàng -  4 giờ

Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tài chính -  7 giờ

Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp -  7 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.