Doanh nghiệp
Tương lai ảm đạm của 'vua tôm' Minh Phú
Dù vừa huy động được hơn 3.000 tỷ đồng từ cổ đông là tập đoàn Mitsui của Nhật Bản nhưng tương lai của Minh Phú vẫn tỏ ra khá mờ mịt.
Trong quý 1/2019, “vua tôm” Minh Phú có kết quả kinh doanh kém khả quan khi doanh thu đạt 3.363 tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ, song lợi nhuận công ty mẹ chỉ đạt 87 tỷ đồng, giảm 14,7%.
Minh Phú giải thích nguyên nhân lợi nhuận giảm là do thời tiết xấu dẫn đến công ty phải thu mua nguyên liệu với giá cao. Trong ĐHCĐ diễn cuối tháng 6, Công ty cũng điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận trước thuế giảm 38% do sự chậm trễ trong việc triển khai công nghệ nuôi tôm mới và mở rộng năng lực chế biến.
Mặc dù vậy, việc Minh Phú giảm mạnh dự báo lợi nhuận nhiều khả năng đến từ những cáo buộc Công ty có liên quan đến việc tránh thuế chống bán phá giá tôm tại Mỹ.
Cụ thể, Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ, chế biến ở mức "tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ thông qua Mseafood với tư cách là sản phẩm của Việt Nam. Trong trường hợp bị buộc tội, Minh Phú sẽ chịu thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với tôm Ấn Độ, thuế này đang ở mức thấp 1,35% theo kết quả của giai đoạn rà soát gần nhất nhưng có thể thay đổi trong mỗi kỳ xem xét tiếp theo.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, để tránh các cáo buộc bán phá giá, thời gian tới Minh Phú sẽ giảm nhập khẩu nguyên liệu tôm từ Ấn Độ, nơi có chi phí nuôi tôm thấp hơn chi phí ở Việt Nam từ 20-30%. Trên thực tế, nhập khẩu tôm thẻ Ấn Độ của Minh Phú trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm 82% so với cùng kỳ. Do đó, Minh Phú sẽ phải chịu giá nguyên liệu cao hơn.
Ban lãnh đạo Minh Phú cho biết, hiện chưa nhận được bất kỳ yêu cầu điều tra nào từ chính quyền Mỹ. Tại ĐHCĐ, Công ty tự tin rằng sẽ không bị buộc tội trốn thuế song từ chối cho biết khi được hỏi về mức độ chế biến sâu đối với tôm Ấn Độ và bao nhiêu tôm có nguồn gốc từ Ấn Độ được xuất khẩu sang Mỹ.
Trong khi thị trường Mỹ gặp nhiều trở ngại, Minh Phú lại bỏ lỡ cơ hội tiến vào thị trường châu Âu. Dù Việt Nam đã ký hiệp định tự do thương mại châu Âu (EVFTA), song tỷ trọng xuất khẩu của Minh Phú vào thị trường này rất thấp.
Tới cuối năm 2018, 28 nước thuộc EU chỉ chiếm khoảng 7,2% tổng giá trị xuất khẩu của Minh Phú. Công ty muốn mở rộng thị phần tại EU từ 12% hiện tại lên 15-20%. Kế hoạch này đòi hỏi đầu tư vào dây chuyền xử lý mới, trung bình mất 18 tháng xây dựng.
Hồi tháng 5, Minh Phú đã phát hành 60 triệu cổ phiếu cho tập đoàn Nhật Bản Mitsui. Giá chào bán là 50.630 đồng mỗi cổ phần giúp Minh Phú thu về 3.037 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Đối tác Nhật Bản sẽ nâng sở hữu lên 35,1% sau khi hoàn tất giao dịch thông qua mua cổ phần riêng lẻ và cổ phần từ các cổ đông hiện hữu.
Số tiền thu về từ thương vụ này dự kiến giúp Minh Phú mở rộng sản xuất. Công ty dự định tăng công suất chế biến từ mức hiện tại là 76.000 tấn/năm lên 200.000 tấn/năm vào năm 2025. Khoảng 50% nhu cầu vốn sẽ được tài trợ bằng số tiền thu được từ phát hành riêng lẻ cho Mitsui, phần còn lại được tài trợ bằng nợ.
Tuy nhiên, các dự án hiện bị chậm tiến độ. Dự án Minh Quí Cà Mau đã bị hoãn lại để chờ phê duyệt của Hội đồng quản trị mới. Thủ tục hành chính xây dựng Minh Phú Kiên Giang 1 và 2 với chính quyền tỉnh Kiên Giang vẫn chưa hoàn thành dẫn đến việc hoãn thi công hai nhà máy.
Phía Minh Phú cho biết, do kế hoạch nâng công suất chế biến đang bị trì hoãn, hơn 3.000 tỷ đồng tiền thu được từ đợt phát hành riêng lẻ cho Mitsui sẽ được dùng để làm việc khác. Cụ thể là chi 871,8 tỷ đồng để mua lại 30,8% cổ phần công ty Minh Phú Hậu Giang từ Mitsui; 1.755 tỷ đồng trả nợ ngắn hạn và hơn 300 tỷ đồng để trả tiền mua tôm nguyên liệu, tôm thành phẩm.
Mặc dù công ty đã điều chỉnh giảm kế hoạch năm 2019, song VDSC tỏ ra bi quan về khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra. Công ty phân tích đánh giá, nguy cơ bị buộc tội trốn thuế chống bán phá giá tại thị trường Mỹ là hiện hữu nhưng kế hoạch dự phòng không rõ ràng.
Bên cạnh đó, việc công ty không đưa ra câu trả lời rõ rãng cho nhiều vấn đề chiến lược cùng với những khác biệt quan trọng trong kế hoạch đầu tư và kinh doanh trước và sau khi phát hành riêng lẻ cho Mitsui làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả sử dụng vốn.
Tập đoàn Nhật Bản rót 150 triệu USD vào ‘vua tôm’ Minh Phú
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Khát vọng của khối kinh tế tư nhân và ngọn lửa tự hào tiếp nối
Hình ảnh ngọn lửa thiêng được xin từ Đền Hùng (Phú Thọ) truyền đến tay Phó chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Vinh và Phó chủ tịch HĐQT T&T Group Đỗ Vinh Quang, thắp sáng trên đài đuốc tại sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, là những giây phút xúc động và tự hào với 15.000 người có mặt.
SonKim Capital và PVI AM hợp lực kiến tạo bất động sản cho giới siêu giàu
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.