Leader talk
Vaccine dịch vụ: Nên hay không?
Với vaccine dịch vụ, hiệu quả cho xã hội có thể được cải thiện nhưng đánh đổi sẽ là bất công và bất bình đẳng.
Theo tôi được biết thì cách thức ứng phó với dịch Covid-19 trong thời gian qua chủ yếu dựa vào hệ thống y tế của nhà nước. Các cơ sở y tế tư nhân vẫn chưa tham gia đáng kể.
Trong bối cảnh hiện tại, việc huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân vào việc chống dịch là hết sức cần thiết và quan trọng. Tiêm vaccine dịch vụ - các cơ sở y tế tư nhân tổ chức tiêm và thu tiền của người tiêm với giá cao là một giải pháp đang được đề xuất cho vấn đề này.
Các lập luận thoạt nghe rất có lý. Cơ chế thị trường được áp dụng, thuận mua, vừa bán. Ai có nhu cầu tiêm sớm, nhanh và tiện nghi thì ra các cơ sở y tế tư nhân. Trái lại, ai không có tiền trả và không cần kíp thì chờ các chương trình tiêm miễn phí của nhà nước.
Khi đó, các cơ sở y tế tư nhân sẽ chia lửa với các cơ sở y tế của nhà nước (đang phải tập trung cứu người bị bệnh nặng) nên việc tiêm vaccine sẽ nhanh chóng cho cả xã hội.
Lập luận nêu trên có thể chỉ ra bằng chứng rằng, cách thức này đã được áp dụng ở Việt Nam rất lâu rồi. Y tế cũng có hai hệ thống, ít tiền thì vào các cơ sở y tế công cộng và xếp hàng, khá giả hơn thì vào các cơ sở y tế tư. Hệ thống y tế tư đã rất phát triển chứng tỏ cơ chế thị trường đã vận hành tốt.

Một bằng chứng thuyết phục và sát với thực tế hơn là việc xét nghiệm Covid-19. Giá xét nghiệm PRC tại các cơ sở y tế nhà nước ở TP.HCM chưa đến 1 triệu đồng, trong khi xét nghiệm tương tự ở các cơ sở y tế tư nhân có nơi hơn 3 triệu đồng. Các cơ sở y tế tư nhân đã cùng chia lửa rất tốt.
Nghe có vẻ rất có lý với những lập luận nêu trên. Tuy nhiên, ở đây có một sự khác biệt cơ bản. Test Covid-19 về cơ bản là sản phẩm đồng nhất, chỗ nào cũng giống chỗ nào và cho kết quả như nhau, khác nhau chỉ là thời gian hay tốc độ.
Trái lại, vaccine có những loại khác nhau và là vấn đề hết sức nhạy cảm, đang gây chia rẽ trong xã hội. Nếu cho tiêm vaccine dịch vụ thì có một khả năng rất cao (nếu không nói là chắc chắn) thì những người tiêm dịch vụ sẽ được các loại vaccine tốt hay ưa thích hơn, trong khi các loại vaccine kém được ưa chuộng hơn sẽ bị dồn cho những người nghèo hơn trong xã hội. Thị trường cực kỳ thông minh với cơ chế sàng lọc tiền nào của nấy. Ít ai bỏ tiền ra tiêm vaccine dịch vụ lại đi chọn loại vaccine kém được ưa thích.
Như vậy, với vaccine dịch vụ, hiệu quả cho xã hội có thể được cải thiện, nhưng đánh đổi sẽ là bất công và bất bình đẳng. Người nghèo hơn lúc đó có thể ca thán rằng: Tôi không có tiền, tôi phải dùng hàng như vậy, trong khi cái tốt được dồn cho người khá giả hơn. Như vậy công bằng xã hội là cái gì?
Những người làm chính sách nên nhớ rằng, xã hội đã rất bức xúc qua vụ được tiêm vaccine xịn nhờ ông ngoại rồi. Nếu cho phép cơ chế được tiêm vaccine xịn nhờ có tiền thì sự bức xúc ắt hẳn sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trong trường hợp này, không cần tự mày mò ra giải pháp mà chỉ cần học hỏi các nước đi trước, những nơi được xem là cái nôi của kinh tế thị trường như Mỹ chẳng hạn. Họ dựa trên nền tảng thị trường, nhưng theo cách rất khác.
Ở Mỹ, tất cả những nơi có khả năng tiêm vaccine đều được sử dụng để tiêm cho toàn dân. Vaccine được phân phối miễn phí cho các cơ sở y tế và các cơ sở này yêu cầu nhà nước trả cho họ phí tiêm dựa trên số mũi tiêm được. Người tiêm vaccine không phải trả bất kỳ chi phí nào.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ có thông báo một cách rõ ràng nếu một ai đó yêu cầu trả tiền cho việc tiêm vaccine thì đó là lừa đảo. Nhà nước trả tiền cho việc tiêm vaccine để cả nước (Mỹ) đạt được miễn dịch cộng đồng.
Trở lại Việt Nam, giải pháp cho việc huy động các cơ sở y tế tư nhân vào tiêm vaccine là áp dụng phí tiêm vaccine. Nhà nước (nói chính xác hơn là người nộp thuế) là người trả khoản phí này chứ không phải là người đi tiêm.
Tóm lại, với sự hiểu biết của mình, tôi cho rằng trong trường hợp này, Việt Nam dứt khoát không nên áp dụng vaccine dịch vụ như mô tả ở trên.
Hiệu quả có thể được cải thiện chút đỉnh, nhưng hố sâu của bất công và bất bình đẳng sẽ bị khoét thêm rất lớn dẫn đến tiềm ẩn những bất ổn xã hội.
Cơ chế thị trường nói chung là rất mầu nhiệm, tuy nhiên, dùng không đúng cách thì lợi bất cập hại.
Tôi cho rằng không nên áp dụng vaccine dịch vụ như nêu ở trên. Nếu có một cách nào đó tốt hơn (tôi chưa biết hoặc hiểu sai) mà nó không gây ra vấn đề bất công và bất bình đẳng thì hoàn toàn có thể xem xét. Công việc quan trọng của chúng ta lúc này là cùng tìm những cách thức tốt để ứng phó với dịch bệnh mà thôi.
Bên cạnh đó, tôi vừa được biết là trong thời gian qua, các cơ sở y tế tư nhân được huy động tham gia vào việc chống dịch mà không có cơ chế tài chính bù đắp cho những chi phí bỏ ra. Họ đã phải làm miễn phí và cũng phải căng mình chống dịch.
Như vậy là không ổn, không bền vững. Các cơ sở y tế công đang làm nhiệm vụ của mình và được ngân sách chi trả. Do vậy, nếu các cơ sở y tế tư nhân được huy động cho công việc chung thì họ cũng phải được bù đắp các chi phí (ít nhất là một phần).
Trong bối cảnh như vậy, nhà nước cần có ngay cơ chế để huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân công bằng và bền vững hơn. Cần phải có ngay ngân sách cho việc này.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam
Các nhà sản xuất vaccine Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền
47 triệu liều vaccine Pfizer dự kiến về Việt Nam vào quý IV/2021
Phía Mỹ cho biết 47 triệu liều vaccine Pfizer dự kiến về Việt Nam vào quý IV/2021. Tuy nhiên, Bộ Y tế đề nghị USAID sớm có những tác động để thúc đẩy tiến trình cung ứng vaccine cho Việt nam ngay trong tháng 8 và 9.
Các nhà sản xuất vaccine Covid-19 thu lợi khổng lồ nhờ độc quyền
Chi phí tiêm vaccine ngừa Covid-19 có thể giảm xuống ít nhất 5 lần nếu các hãng dược không giữ thế độc quyền để thu lợi riêng, theo tuyên bố mới nhất từ Liên minh Vaccine cho tất cả mọi người.
Đề xuất ưu tiên vaccine cho lao động ngành vận tải và logistics
Bộ Công thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các địa phương đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho nhóm lao động ngành vận tải, logistics để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp may mặc Mỹ kêu gọi chính phủ cấp thêm vaccine cho Việt Nam
Hiệp hội May mặc và giày dép Mỹ kêu gọi chính quyền của Tổng thống Joe Biden tăng cung cấp vaccine cho Việt Nam để có thể duy trì chuỗi cung ứng các thương hiệu thời trang giữa bối cảnh đang bị gián đoạn vì Covid-19.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
T&T Group sản xuất pin lưu trữ, tăng tốc chiến lược năng lượng tái tạo
T&T Group chủ động chiến lược trung hòa vấn đề thuế quan, đón đầu vận hội năng lượng tái tạo, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng
Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.
VPBank nhận khoản vay hợp vốn nước ngoài 1 tỷ USD hỗ trợ tài chính bền vững
Thương vụ của VPBank không chỉ ghi nhận là khoản vay hợp vốn nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay về mặt quy mô, mà đồng thời còn là một khoản vay quốc tế lớn nhất hỗ trợ cho mục tiêu thúc đẩy tài chính bền vững mà một ngân hàng Việt Nam từng triển khai.
VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới
Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.
Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?
Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu
Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.
GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.