Tiêu điểm
VDSC: Covid-19 sẽ thay đổi vĩnh viễn cách hoạt động của doanh nghiệp
Nhiều thói quen có thể thay đổi ngay cả khi đại dịch đã kết thúc.

Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, về cơ bản, sự gián đoạn bởi Covid-19 gây ra một số thay đổi mang tính lâu dài trong hành vi của người tiêu dùng cùng với những thay đổi về hành vi của doanh nghiệp nhằm thích nghi với các quy định của chính phủ. Mặt khác, những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng cũng dẫn đến những bước chuyển trong kinh doanh ở tương lai gần.
Nhìn nhận về triển vọng kinh tế hậu đại dịch, VDSC cho rằng đầu tiên cần tìm hiểu sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Sự thay đổi lớn nhất chính là quá trình số hóa sẽ trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy nền kinh tế phục hồi.
Cụ thể, với sự gián đoạn do đại dịch gây ra, các doanh nghiệp đón nhận một cú hích lớn đối với việc triển khai các công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa trong hoạt động kinh doanh. Những thói quen có thể thay đổi ngay cả khi đại dịch đã kết thúc, chẳng hạn việc tiếp tục thúc đẩy hoạt động làm việc từ xa và các cuộc họp trực tuyến, đặc biệt tại ở các đô thị lớn.
Ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng cao, tỷ lệ lây nhiễm cao sẽ buộc cả người sử dụng lao động và người lao động phải ưu tiên sức khỏe lên hàng đầu.
Trong một cuộc khảo sát do PwC thực hiện, 80% doanh nghiệp cho rằng áp dụng chế độ làm việc từ xa là “bình thường mới” của thị trường lao động. Một cuộc khảo sát khác của Manpower Group cho thấy 41% người lao động Việt Nam muốn làm việc tại nhà ít nhất ba ngày mỗi tuần.
Theo đó, xu hướng làm việc từ xa sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu gia tăng đối với các nhà cung cấp dịch vụ và công nghệ viễn thông.
Về phía người tiêu dùng, Covid-19 đã không thay đổi động lực chính của tăng trưởng kinh tế, vốn là tầng lớp trung lưu đang nổi lên nhanh chóng. Theo McKinsey, Việt Nam sẽ có thêm 36 triệu người tiêu dùng gia nhập tầng lớp trung lưu trong thập kỷ tới, tăng từ 40% dân số hiện nay lên gần 75% vào năm 2030.
Hơn nữa, các công dân kỹ thuật số dự kiến sẽ chiếm 40% tiêu dùng của Việt Nam đến năm 2030, vốn là động lực cơ bản cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong hành vi của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Kết hợp với động lực này, đại dịch đã tạo ra một động lực to lớn cho việc áp dụng công nghệ số của người tiêu dùng, bao gồm mua sắm điện tử, ví điện tử, giải trí điện tử và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số.
Danh mục sản phẩm từ các nhà bán lẻ trực tuyến hiện được mở rộng ra rất nhiều loại từ các mặt hàng từ rau củ đến giải trí, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục và thậm chí là bất động sản. Nhìn chung, chuyển đổi kỹ thuật số sẽ thúc đẩy cải thiện năng suất, từ đó góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Trên quy mô toàn cầu, đại dịch đã đặt ra những thách thức đáng kể cho các chuỗi cung ứng. Một cuộc khảo sát với các giám đốc điều hành cao cấp chuỗi cung ứng của McKinsey vào năm 2020 cho thấy 93% người được hỏi mong muốn họ có thể tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt và mạng lưới sản xuất tinh gọn hơn.
Tuy nhiên, cuộc khảo sát gần đây nhất vào quý II/2021 cũng do McKinsey thực hiện cho thấy các doanh nghiệp đa quốc gia thực ra nhanh chóng tích trữ hàng tồn kho hơn là đa dạng hóa cơ sở sản xuất trong chuỗi cung ứng.
Mặc dù biến thể Delta đã gây ra sự gián đoạn lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam trong quý III/2021, các chính sách ít hạn chế hơn từ Chính phủ và việc đẩy nhanh độ phủ vaccine sẽ giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam ít tổn thương hơn trước làn sóng nhiễm bệnh do biến thể mới gây ra.
Do đó, VDSC cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội để Việt Nam thu hút các khoản đầu tư FDI mới diễn ra quá trình tái tổ chức chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
Covid-19 làm suy yếu khả năng 'miễn dịch' với các cú sốc bên ngoài của Việt Nam
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.