Tiêu điểm
‘Việt Nam cần đào tạo 150 nghìn nhân lực số mỗi năm’
Để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi số, từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải đào tạo được khoảng 150 nghìn nhân lực số từ cao đẳng trở lên, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đã phê duyệt vào tháng 6/2020, kinh tế số sẽ chiếm 30% GDP vào năm 2030 (tức gần bằng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng vào GDP hiện nay).
Đồng thời, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI); chỉ số cạnh tranh (GCI); đổi mới sáng tạo (GII); an toàn và an ninh mạng (GCI). Cùng với đó thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; gần như toàn bộ hồ sơ công việc tại các cơ quan chức năng được xử lý trên không gian mạng.
Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.
Đến nay, Việt Nam chỉ còn 7 năm nữa để đạt được các mục tiêu lớn như trên. Do đó, chuyển đổi số không chỉ cần đẩy mạnh ở 3 trụ cột theo chiều dọc gồm Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, mà còn phải theo cả các thành phần theo chiều ngang.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lớn nhân lực số đang khiến ‘con đường’ chuyển đổi số tại Việt Nam càng trở nên khó khăn hơn.
Nhân lực số
Theo tính toán của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam muốn có đủ nhân lực số thì từ nay đến năm 2030, mỗi năm phải đào tạo được khoảng 150 nghìn nhân lực số từ cao đẳng trở lên.
Trong khi đó, hiện tại, mỗi năm mới đào tạo được 65 nghìn người, tức là chưa được 50% nhu cầu. Các đại học truyền thống cũng đã tới hạn về đào tạo vì thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất. Đại học số là lời giải cho nhân lực số Việt Nam. Hàn Quốc đã làm rất tốt đại học số. Đích thân Thủ tướng Ấn Độ đã yêu cầu Ấn Độ nhanh chóng triển khai đại học số. Việt Nam nếu chậm sẽ lỡ mất cơ hội.
Do đó, tại phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vào cuối tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo sớm chỉ đạo triển khai đại học số ở Việt Nam. Trước đó, ông cũng đã có đề xuất đưa thêm nội dung kỹ năng số vào chương trình đào tạo công nghệ thông tin từ lớp 3 cho các học sinh.
Ông nhấn mạnh, muốn chuyển đổi số cần kỹ năng số. Nền tảng học trực tuyến mở đại trà là lời giải đào tạo kỹ năng số cho người dân Việt Nam. Nền tảng này với tên gọi OneTouch đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2022 và đã có gần 20 triệu truy cập.
Nền tảng số
Bên cạnh nhấn mạnh về nhân lực số, Bộ trưởng Hùng cho rằng từ khoá quan trọng nhất của chuyển đổi số Việt Nam là nền tảng số - một phần cứng, một phần mềm, một đơn vị vận hành nhưng dùng chung cho toàn quốc, toàn ngành, toàn địa phương.
Bởi vậy, người đứng đầu các bộ, ngành trung ương, người đứng đầu các địa phương phải là người quyết định, chỉ đạo, rồi thực thi triển khai các nền tảng số. Năm 2023, mỗi bộ trưởng, chủ tịch tỉnh cần xác định một số nền tảng số quan trọng nhất, giải quyết vấn đề, nỗi đau lớn nhất của ngành mình, địa phương mình, để triển khai. Quyết tâm chính trị của người đứng đầu là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Về hình thành công dân số, quan trọng nhất là hướng dẫn người dân sử dụng các nền tảng số để mua, để bán, để học, để làm việc, để sử dụng dịch vụ công, để khám chữa bệnh, để giải trí… Việc hình thành các tổ công nghệ số cộng đồng ở mức thôn, bản, tổ dân phố để có thể đến từng hộ gia đình, đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn sử dụng nền tảng số là cách tiếp cận rất Việt Nam.
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện và tổ công nghệ số cộng động là lời giải của chúng ta. Đồng thời giúp không ai bị bỏ lại phía sau.
Hạ tầng viễn thông phải không còn vùng lõm sóng 3G, 4G. Mỗi hộ gia đình ít nhất phải có một thiết bị thông minh. Làm được việc này là sự chung tay của Bộ Thông tin và truyền thông, địa phương và doanh nghiệp viễn thông. Địa phương mà quan tâm việc này thì sẽ rất nhanh.
Đồng thời, mỗi người dân phải có chứng minh thư số, đó là VNeID của Bộ Công an. Năm 2023, cơ bản mọi người trưởng thành Việt Nam phải có một phiên bản số hoạt động được hoàn chỉnh trên môi trường số.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hùng cho rằng xét theo chiều ngang, việc sử dụng hạ tầng điện toán đám mây là yếu tố quan trọng nhất.
Cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, thay vì tự đầu tư, tự vận hành các hệ thống thông tin, hãy chuyển lên sử dụng dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp hơn, tối ưu hơn, an toàn hơn và linh hoạt hơn. Chính phủ cũng sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu nhà nước để một số dữ liệu trọng yếu của các bộ ngành, địa phương và các cơ quan Đảng, Nhà nước sẽ được đặt tại trung tâm này.
An ninh mạng là một phần gắn chặt, song song với cả quá trình chuyển đổi số từ khâu thiết kế đến khi đã đưa vào vận hành.
An toàn, an ninh mạng hay nói nhiều đến công nghệ, tuy nhiên, trên 80% vấn đề lại được giải quyết bởi quy trình, chính sách được thiết kế tốt và thực thi chặt chẽ, nghiêm túc, theo ông Hùng. Năm 2023, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ tổ chức xây dựng bộ quy trình, chính sách khung để hướng dẫn áp dụng chung cho các bộ ngành, địa phương.
Dữ liệu số
Sau khi đã có nền tảng số, đã đưa hoạt động lên môi trường số, dữ liệu rất quan trọng. Vì vậy, năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia gồm bảo vệ dữ liệu cá nhân; công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu để kết nối chia sẻ; an toàn dữ liệu; xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn quốc gia; là xử lý dữ liệu số để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế.
Bộ Thông tin và truyền thông sẽ cầm nhịp về năm dữ liệu số, tạo ra sự thay đổi căn bản về dữ liệu. Tạo ra dữ liệu và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới là sự khác biệt căn bản của chuyển đổi số.
Kế hoạch về năm dữ liệu số quốc gia sẽ sớm được Thủ tướng ban hành. Theo bộ trường Hùng, các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động xây dựng các kế hoạch hành động, tập trung vào các sáng kiến về dữ liệu, hướng tới tạo ra giá trị từ dữ liệu, đặc biệt tạo ra nhận thức đúng về dữ liệu.
Chia sẻ dữ liệu liên quan đến chất lượng, an toàn, an ninh mạng của các cổng dịch vụ công, các hệ thống công nghệ thông tin của các bộ, ngành và địa phương, chất lượng đường truyền của nhà mạng, của Cục Bưu điện Trung ương. Tức là chất lượng toàn trình.
Vừa qua, khi triển khai mạnh mẽ Đề án 06, số lượng giao dịch liên hệ thống tăng đột biến (năm 2022 tăng 5 lần so với năm 2021), đã bắt đầu xuất hiện sự suy giảm chất lượng. Bộ Thông tin và truyền thông đã nhanh chóng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để đánh giá chất lượng toàn trình nhằm tìm ra nguyên nhân gốc để xử lý, để nâng cấp các hệ thống.
Ông Hùng cho rằng việc này rất quan trọng vì trong tương lai gần số lượng giao dịch sẽ tăng nhanh chóng khi thúc đẩy mạnh mẽ việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu. Bộ sẽ đánh giá và công bố công khai chất lượng cổng dịch vụ công của các bộ, ngành và địa phương từ năm 2023.
Năm 2023 cũng là năm thực hiện có kết quả thiết thực các chiến lược quốc gia gồm Chiến lược Chính phủ số, Chiến lược Kinh tế số và xã hội số, Chiến lược An toàn, an ninh mạng, Chiến lược Dữ liệu số, Chiến lược Hạ tầng số, Chiến lược Công nghiệp công nghệ số.
Bộ sẽ ban hành các hướng dẫn thực thi chiến lược, tiến hành đo lường và công bố công khai các chỉ tiêu chiến lược. Thí dụ như năm 2020 đã tiến hành đo lường chỉ số chuyển đổi số quốc gia là 0,48, năm 2022 dự kiến đạt 0,7. Chỉ số Chính phủ số tăng từ 0,36 năm 2020 lên 0,6 năm 2022. Chỉ số Kinh tế số tăng từ 0,26 năm 2020 lên 0,5 năm 2022. Chỉ số Xã hội số tăng từ 0,29 lên 0,5 năm 2022. Đưa việc quản lý thực thi chiến lược vào thực tiễn là một bước tiến trong quản lý nhà nước
Đây là năm thứ tư của chuyển đổi số Việt Nam. 3 năm trước là khởi động, diễn tập và tấn công. Năm nay sẽ là năm tạo ra các kết quả và giá trị thiết thực.
Theo đó, tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình đạt 100%; tỷ lệ hồ sơ của người dân được xử lý trực tuyến toàn trình trình đạt 50% (tức là người dân không cần hiện diện ở cơ quan chức năng khi giải quyết thủ tục hành chính, họ tự làm từ nhà).
Một trong những giá trị thiết thực nhất của Chính phủ số là mỗi công chức, viên chức sẽ có một trợ lý ảo đạt mức chuyên gia; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu của các bộ, ngành và địa phương rồi sử dụng công nghệ Big Data, công nghệ AI để thực hiện phân tích, đánh giá, giám sát online, phát hiện sớm các xu thế và bất cập để cảnh báo sớm, cũng như sử dụng dữ liệu để ra quyết định. Đây sẽ là thay đổi lớn trong quản trị quốc gia.
Trước đó, xếp hạng Chính phủ điện tử do ITU công bố năm 2022 dựa trên dữ liệu của năm 2021, Việt Nam xếp thứ 86, là thứ hạng trung bình. Trong tháng 3 này, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành một chỉ thị chuyên biệt về nâng cao thứ hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số cho các bộ, ngành và địa phương, giao các việc cụ thể cho từng đơn vị với mục tiêu là xếp hạng Việt Nam năm 2024 ít nhất cũng là 75. Xếp hạng Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức cao là một chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn quốc gia đầu tư.
Doanh nghiệp Việt Nam liệu đã sẵn sàng chuyển đổi số?
Phần lớn doanh nghiệp bỏ cuộc giữa chừng khi chuyển đổi số
Chỉ một tỉ lệ rất nhỏ doanh nghiệp làm chủ được công nghệ, phần mềm quản lý trong chuyển đổi số.
Chuyển đổi số: Làm để không mất
Theo ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số khu vực miền Nam của Base.vn, công cuộc chuyển đổi số trong năm 2023 không còn là "làm để được" nữa, mà là "làm để không mất"
Muôn vàn lý do doanh nghiệp 'ngại' chuyển đổi số
Thay vì "vận hành bằng cơm", bằng giấy tờ theo phương thức truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã tìm ra được lý do để không còn "ngại" chuyển đổi số, cải tiến năng suất làm việc.
Cơ hội tăng tốc chuyển đổi số
Khi càng nhiều công ty quy tụ về Việt Nam, nhu cầu về cơ sở hạ tầng của họ càng tăng, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam và cả Qualcomm trong thúc đẩy tăng tốc chuyển đổi số.
Chuyện chuyển đổi số tại Masan
“Không có bí mật gì trong quá trình chuyển đổi số tại Masan. Tất cả vẫn xoay quanh tư duy “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm”, từ đó tìm kiếm công nghệ phù hợp để mang lại giá trị cho khách hàng.” – ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group chia sẻ.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.