Việt Nam hành động khi thế giới tăng phòng vệ thương mại

Nguyễn Hoàng Thứ ba, 01/10/2024 - 12:18

Số vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại hàng hóa tăng mạnh, một số quốc gia chưa từng điều tra, ít điều tra cũng bắt đầu điều tra Việt Nam.

Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Nhưng ở chiều ngược lại, sự thay đổi này lại khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam trở thành mối đe dọa lớn cho ngành sản xuất trong nước của nhiều quốc gia nhập khẩu.

Ông Đinh Quốc Thái, Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tại hội nghị về điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam, hôm 30/9 cho biết ngành thép đang đối mặt 78 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, chiếm 30% số vụ việc liên quan tới các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

“Chỉ trong tháng 8 và 9 đã phát sinh 3 vụ việc”, Tổng thư ký VSA nói.

Theo ông Thái, kết quả trong kháng cự phòng vệ thương mại có được “phụ thuộc rất lớn” vào chất lượng phối hợp giữa các bên liên quan, bao gồm doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, cơ quan nhà nước, trong đó, vai trò của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài là quan trọng.

Phạm vi mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn

Theo báo cáo của Cục Phòng vệ thương mại, số lượng vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.

Giai đoạn 2001 – 2011, có 50 vụ việc, nhưng từ đó đến nay đã tăng thêm 207 vụ việc. Đáng lưu ý, từ đầu năm đến nay, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang xử lý 14 vụ việc mới phát sinh.

Gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam, mặt hàng chịu áp lực rất lớn về phòng vệ thương mại từ các quốc gia nhập khẩu. Ảnh Hoàng Anh.


Bà Trương Thùy Linh, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương, cho rằng, “thị trường điều tra ngày càng mở rộng”, cho thấy mức độ phức tạp trong thương mại quốc tế.

Hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra hàng hóa Việt Nam, số vụ việc từ các nước ASEAN đang tăng lên, trong khi một số quốc gia và vùng lãnh thổ chưa từng điều tra hoặc ít điều tra, như Mexico, Nam Phi, Đài Loan (Trung Quốc) cũng bắt đầu điều tra Việt Nam.

Phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng. Không giới hạn ở các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như tôm, cá tra, thép, gỗ hay pin mặt trời, đã mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ, như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập.

Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, "xu hướng điều tra khắt khe hơn". Ở một số khía cạnh, khởi xướng điều tra đưa ra yêu cầu cao trong nhiều khía cạnh đối với Chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra về thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin và khó xin gia hạn.

"Phạm vi điều tra cũng ngày càng mở rộng", bao gồm cả nội dung mới như điều tra xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, theo bà Linh

“Mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường bởi một số nước như Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên sử dụng chi phí của một nước thứ ba để tính giá trị thông thường trong các vụ việc chống bán phá giá”, bà Linh cảnh báo.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đang ngày càng tích cực hơn trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và tự vệ, lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong tổng số 257 vụ việc mà Việt Nam phải đối mặt tới nay, có 141 vụ việc điều tra chống bán phá giá, 37 vụ việc điều tra chống lẩn tránh, 27 vụ việc điều tra chống trợ cấp và 52 vụ việc điều tra tự vệ, theo số liệu của Cục Phòng vệ thương mại.

Tại một số nước, như Hoa Kỳ, còn sử dụng công cụ thứ 4, có tên “biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại”, nhằm ngăn chặn các hành vi thay đổi nguồn gốc của các mặt hàng xuất khẩu đang bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp để “né” thuế.

Giữ tâm thế sẵn sàng ứng phó, xử lý khi vụ việc xảy ra

Việt Nam đang trở thành một nền kinh tế có độ mở cao và ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế. Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, hàng hóa Việt Nam không thể tránh khỏi các vướng mắc, liên quan đến phòng vệ thương mại.

Hoa Kỳ là thị trường điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất với hàng xuất khẩu Việt Nam. Ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, đề xuất, trước khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ quy định pháp luật, từ đó hình dung được quy trình điều tra, thủ tục, yêu cầu của Bộ Thương mại Mỹ.

“Các doanh nghiệp nên đa dạng nguyên liệu đầu vào để tránh bị vướng vào các vụ kiện lẩn tránh thuế hoặc liên quan đến Đạo luật Lao động cưỡng bức (UFLPA) khiến hàng hóa sẽ bị kiểm tra nghiêm ngặt và có nguy cơ bị trả lại”, ông Hưng nói.

Trường hợp bị khởi xướng điều tra, doanh nghiệp cần hợp tác đầy đủ với Bộ Thương mại Mỹ, điều tra trợ cấp và Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ, điều tra về thiệt hại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến cáo.

“Các doanh nghiệp nên giữ tâm thế sẵn sàng ứng phó, xử lý khi vụ việc xảy ra để đảm bảo có thể hợp tác đầy đủ, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan điều tra nhằm hướng tới kết quả khả quan nhất có thể”, ông ông Đỗ Ngọc Hưng nói thêm.

Sau nhiều năm đối mặt với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã và đang đáp ứng các yêu cầu của cơ quan điều tra các nước cùng với sự chuẩn bị kỹ càng trong nội tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trước xu hướng gia tăng các vụ kiện trong phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hệ thống thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục hỗ trợ cung cấp thông tin, cảnh báo sớm mặt hàng có nguy cơ bị điều tra.

Cùng đó, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục hỗ trợ làm rõ quy định điều tra của chính phủ nước nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp trình bày ý kiến, quan điểm của Chính phủ Việt Nam về quan điểm, kết luận của cơ quan điều tra.

Một điều quan trong nữa, thương vụ Việt Nam tại nước ngoài có thể hỗ trợ tham vấn hoặc khởi kiện ra Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) trong trường hợp cơ quan điều tra nước ngoài vi phạm các quy định của WTO mà không thể bố trí tham gia.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  1 tháng
Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.
Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  1 tháng
Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.
Thép Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Thép Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

Tiêu điểm -  2 tháng

Trong bối cảnh giá thép liên tục suy giảm, khó khăn càng chồng chất với ngành thép Việt khi liên tục bị các thị trường lớn điều tra chống bán phá giá.

7 công ty xi măng bị Đài Loan điều tra chống bán phá giá

7 công ty xi măng bị Đài Loan điều tra chống bán phá giá

Tiêu điểm -  2 tháng

Các công ty xi măng xuất hiện trong cáo buộc bán phá giá từ phía Đài Loan (Trung Quốc) gồm nhiều thương hiệu thuộc top đầu ngành xi măng Việt Nam.

Mỹ điều tra chống bán phá giá pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ điều tra chống bán phá giá pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam

Tiêu điểm -  6 tháng

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đang nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam với 60 công ty liên quan.

Chính phủ đề xuất tái khởi động điện hạt nhân

Chính phủ đề xuất tái khởi động điện hạt nhân

Tiêu điểm -  12 giờ

Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị về chủ trương tái khởi động lại điện hạt nhân nhằm đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cuối năm

Thủ tướng đưa ra 6 giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công cuối năm

Tiêu điểm -  13 giờ

Mục tiêu giải ngân đầu tư công năm nay vẫn trên 95% kế hoạch, Thủ tướng Chính phủ đưa ra sáu giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'bơm' thêm 50.000 tỷ đồng cho VinFast

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'bơm' thêm 50.000 tỷ đồng cho VinFast

Doanh nghiệp -  13 giờ

Cam kết này được được ra ngay sau khi VinFast giành 'ngôi vương' về thị phần xe ô tô tại Việt Nam.

WinMart tung ưu đãi 'khủng' mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart tung ưu đãi 'khủng' mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

WinMart triển khai loạt hoạt động mừng sinh nhật 10 tuổi khởi động bằng chương trình khuyến mại “10 năm gắn kết - Trọn vẹn tin yêu” trên toàn hệ thống.

Tân Hiệp Phát trao 200 suất học bổng cho học sinh khó khăn tại Hà Nam

Tân Hiệp Phát trao 200 suất học bổng cho học sinh khó khăn tại Hà Nam

Tiêu điểm -  15 giờ

Không chỉ đồng hành cùng chính quyền tỉnh Hà Nam trong công cuộc phát triển kinh tế, Tân Hiệp Phát còn thường xuyên phối hợp cùng địa phương triển khai các hoạt động chăm sóc cộng đồng, đặc biệt các chương trình khuyến học khuyến tài.

Đến lúc bỏ Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Đến lúc bỏ Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Tiêu điểm -  16 giờ

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc bỏ quản lý thị trường vàng theo Nghị định 24, cho phép doanh nghiệp có năng lực được nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An

Tiêu điểm -  17 giờ

Ông Nguyễn Đức Trung vừa được bầu làm Bí thư tỉnh ủy Nghệ An thay ông Thái Thanh Quý chuyển sang giữ chức Phó ban Kinh tế trung ương.