Tiêu điểm
Việt Nam liên tục đón trên 1 triệu khách quốc tế mỗi tháng
Sau 10 tháng, Việt Nam đã đón gần 10 triệu lượt khách, vượt xa mục tiêu năm.
Cục Du lịch quốc gia mới đây cho biết Việt Nam đã đón trên 1,1 triệu lượt khách quốc tế trong tháng này, ghi nhận chuỗi bốn tháng liên tiếp số khách quốc tế vượt qua ngưỡng 1 triệu.
Tính chung 10 tháng, tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam đã đạt gần 10 triệu lượt. Con số này tăng gấp hơn bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái nhưng hiện mới chỉ bằng khoảng 70% so với thời điểm trước Covid-19.
Kết quả này cũng đã vượt xa mục tiêu được ngành du lịch đặt ra đầu năm.
Tại hội nghị sơ kết cuối tháng trước, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, dựa trên cơ sở tính toán sẽ báo cáo chính phủ thay đổi chỉ tiêu đón khách quốc tế, từ 8 triệu lên 12,5 – 13 triệu, tăng gấp rưỡi so với kế hoạch ban đầu.
Du lịch nội địa dự kiến cũng sẽ đạt và vượt mục tiêu đề ra là 102 triệu lượt khách.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất, đóng góp gần 1/3 tổng lượt khách quốc tế tới Việt Nam, theo sau là Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản.
Ở các vị trí tiếp theo là các thị trường Đông Nam Á, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Campuchia.

Đáng chú ý, trong tốp 10 thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam không có bóng dáng của đại diện châu Âu. Tuy nhiên, các thị trường chính vẫn có mức tăng trưởng tốt trong tháng này so với tháng trước, như Anh ghi nhận tăng trưởng gần 13%, Pháp gần 12%, Đức gần 17%.
Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ, du lịch được coi là một điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, khu vực dịch vụ, du lịch tăng trưởng hơn 6,2%, đóng góp hơn một nửa trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Tổng cục Thống kê đánh giá, các ngành thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ.
Một số ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó có dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng hơn 13%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm.
Bên cạnh những kết quả tích cực, tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu đánh giá, hoạt động du lịch vẫn chưa phục hồi một cách toàn diện, ngay cả ở các trung tâm du lịch lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong đó có nguyên nhân khách quan có thể kể đến như xung đột Nga – Ukraine, khách du lịch Trung Quốc chưa đi nước ngoài nhiều, hay nguyên nhân chủ quan đó là công tác xúc tiến, quảng bá du lịch từ trung ương đến địa phương vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, sau Covid-19, khách du lịch đã thay đổi xu hướng du lịch, tổng cầu suy yếu, chi tiêu ít và hoạt động ít. Do vậy, lượng khách du lịch có thể đã tăng lên những hoạt động chưa hoàn toàn phục hồi.
Ông Siêu cho biết, trong những tháng cuối năm, ngành du lịch sẽ tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết 82 của Chính phủ, đi sâu vào các giải pháp để thu hút khách quốc tế.
Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo về tham mưu để tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp du lịch nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trở ngại trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch nông nghiệp: Chưa đột phá vì sản phẩm quá tương đồng
Hồi sinh khu đô thị du lịch Thanh Xuân Valley
Nhà phát triển mới của dự án Thanh Xuân Valley đưa thương hiệu quản lý khách sạn toàn cầu InterContinental về vùng ven Hà Nội.
Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển
Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.
Quảng bá du lịch qua cuộc thi ảnh ‘Tỏa sáng Việt Nam'
Những bức ảnh có chất lượng tốt đã tạo ra hiệu ứng, góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với du khách trong nước và quốc tế.
Những siêu dự án du lịch ì ạch tại thủ đô
Hàng loạt dự án du lịch quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội chậm triển khai kéo dài.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.