Tiêu điểm
VNDirect: Doanh nghiệp bán lẻ lớn gia tăng thị phần sau dịch Covi19
Nhóm phân tích của VNDirect nhận định, nhiều công ty bán lẻ quy mô nhỏ đã phải đóng cửa do chịu ảnh hưởng bởi giai đoạn giãn cách xã hội nhiều hơn so với các công ty quy mô lớn có thương hiệu mạnh, hệ thống phân phối lớn.
Trong báo cáo mới đây về ngành bán lẻ, Công ty chứng khoán VNDirect ghi nhận doanh số bán lẻ hàng hóa tại Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng kể từ tháng 10, ngay sau khi trạng thái "bình thường mới" được thiết lập và hoạt động kinh doanh ở khu vực phía Nam mở cửa trở lại kể từ giữa tháng 9/2021.
Doanh số bán lẻ hàng hóa tăng 15,2% trong tháng 11, đạt 315.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tính trong 11 tháng, doanh số bán lẻ hàng hóa của Việt Nam đạt 3.430.600 tỷ đồng, giảm 5,5% so với cùng kỳ.
Theo dữ liệu bản đồ của Apple, xu hướng di chuyển tại Việt Nam đang dần phục hồi về mức trước Covid-19, từ mức giảm 70% vào tháng 9/2021 đã hồi phục về mức giảm 12,1% vào 24/11. Trong đó, xu hướng di chuyển ở Hà Nội giảm 4,1% so với trước dịch và tại TP.HCM giảm 21,7%.
Báo cáo nhận định, xu hướng này cho thấy sự phục hồi tốt của nền kinh tế Việt Nam để trở lại giai đoạn tăng trưởng trong năm 2022.
Các công ty bán lẻ và phân phối niêm yết trên sàn chứng khoán là những công ty lớn và đã tồn tại được qua Covid-19 sẽ có tốc độ phục hồi mạnh mẽ và trở lại giai đoạn tăng trưởng vào 2022 nhờ trạng thái “bình thường mới”.
Sau khi từng bước mở cửa kinh tế ở phía nam vào đầu tháng 10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", với 4 cấp độ dịch để áp dụng tới đơn vị nhỏ nhất là “cấp xã”.
Với việc áp dụng nghị quyết số 128/NQ-CP, cũng như tỷ lệ tiêm chủng cao và tác động đáng kể của việc gián đoạn chuỗi cung ứng trong quý 3 là bài học kinh nghiệm lớn tới công tác chống dịch, các công ty bán lẻ và phân phối sẽ không còn chịu giãn cách xã hội diện rộng trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, nếu các chủng virus đột biến mới tạo thành một đợt đại dịch khác dẫn đến nhiều khu vực đạt mức độ 3-4 của đại dịch thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ ở các mức độ khác nhau.
Trong đó, các công ty lớn sẽ giành được nhiều thị phần hơn từ các công ty bán lẻ và phân phối khác đã rời khỏi thị trường.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số công ty thành lập mới trong 11 tháng năm 2021 là 105.618 công ty, giảm 15% so với cùng kỳ. Ngoài ra, số công ty quay trở lại hoạt động là 40.503 công ty, giảm 0,7% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy rủi ro cạnh tranh từ các doanh nghiệp mới là thấp trong quý 4/2021 và giúp các công ty đang hoạt động tận dụng lợi thế để giành thêm thị phần trong các mảng kinh doanh của mình.
Mặt khác, có 106.441 công ty rời khỏi thị trường trong 11 tháng năm 2021, tăng 13,9% so với cùng kỳ. Trong đó, gần 1/3 là các công ty thuộc lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa. Phần lớn các công ty này là các công ty quy mô nhỏ, bị ảnh hưởng bởi giai đoạn giãn cách xã hội nhiều hơn so với các công ty quy mô lớn có thương hiệu mạnh, hệ thống quản lý mạnh.
Do đó, nhóm phân tích từ VNDirect nhận định, các công ty bán lẻ và phân phối quy mô lớn sẽ phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022. Cụ thể là những cái tên như Thế giới di động, PNJ hay Vincom Retail.
“Ông vua” bán lẻ nhân rộng mô hình cửa hàng “tất cả trong một”
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Dự báo giá vàng tuần tới 5-9/5/2025
Giá vàng đã giảm hai tuần liên tiếp. Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy xu hướng tiếp tục đi xuống khi thị trường dồn sự chú ý vào Fed và diễn biến đàm phán Mỹ – Trung.
Thương chiến Mỹ - Trung bẻ lái kinh tế thế giới và lựa chọn của Việt Nam
Thương chiến Mỹ - Trung không chỉ là cuộc đọ sức giữa hai siêu cường mà là dấu mốc cho sự định hình lại của trật tự kinh tế toàn cầu.
Khó mơ 'thủ phủ' trung tâm dữ liệu nếu Việt Nam vẫn thiếu điện và hạ tầng
Việt Nam sẽ giải quyết bài toán phát triển trung tâm dữ liệu ra sao, khi các quốc gia đi trước đều gặp thách thức về năng lượng, cũng như tiêu chuẩn xanh hóa?
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.