Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ngân hàng Thế giới (WB) và cơ chế điều phối vắc xin toàn cầu COVAX công bố kế hoạch hỗ trợ tài chính để đẩy nhanh tiến độ cung cấp vắc xin tại các nước đang phát triển.
Theo thông tin từ Reuters, COVAX sẽ được phép mua trước các loại vắc xin với giá cả cạnh tranh, dựa trên nhu cầu thực tế ở mỗi quốc gia. WB và một số ngân hàng phát triển đa phương khác sẽ hỗ trợ tài chính để chi trả cho những lô vắc xin này.
Kế hoạch này nhận được sự hỗ trợ từ Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), đặt mục tiêu vào việc giúp các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vắc xin bổ sung, đảm bảo được tiến độ tiêm chủng để đẩy lùi đại dịch.
Kế hoạch được công bố trong bối cảnh các nước đang phát triển đang rơi vào tình trạng báo động về tốc độ triển khai tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19. Trong khi nhiều nước phát triển đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng trên 50% dân số, chỉ có 1,1% người dân ở các nước thu nhập trung bình và thấp được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin.
Tình trạng bất bình đẳng vắc xin dấy lên nguy cơ đại dịch tiếp tục lan rộng và sinh ra những biến thể mới. Vừa qua, GAVI đưa ra cảnh báo, nếu không có kế hoạch triển khai nhanh các loại vắc xin để chặn đứng đại dịch Covid-19, những biến thể mới sẽ khiến vắc xin không còn hiệu quả.
“Khó khăn trong tiếp cận vắc xin vẫn là thách thức lớn nhất mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt để bảo vệ người dân khỏi tác động khủng khiếp của đại dịch lên mọi mặt, từ y tế, xã hội cho đến kinh tế”, ông David Malpass, Chủ tịch WB nhận xét.
Nói về kế hoạch hợp tác mới với cơ chế COVAX, ông Malpass cho biết, WB kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội cho phép các quốc gia đẩy nhanh cung ứng vắc xin, đồng thời cung cấp nền tảng minh bạch về sự sẵn có, giá cả và tiến độ giao hàng của các loại vắc xin.
COVAX là cơ chế toàn cầu hoạt động dựa trên nguyên tắc các quốc gia có lượng vắc xin dồi dào chia sẻ lượng vắc xin với các quốc gia khác nhằm đạt được tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu đủ để chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19.
COVAX có kế hoạch cung cấp 430 triệu liều vắc xin bổ sung cho 92 quốc gia theo chương trình Cam kết thị trường trước (AMC), dự kiến sẽ hoàn tất vào khoảng từ cuối năm 2021 đến giữa năm 2022.
Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 7,5 triệu liều vắc xin Covid-19 từ cơ chế COVAX, bao gồm khoảng 5 triệu liều Moderna và khoảng 2,5 triệu liều AstraZeneca. Gần đây nhất, vào ngày 24/7 vừa qua, Việt Nam vừa tiếp nhận thêm 3 triệu liều vắc xin Moderna do chính phủ Mỹ hỗ trợ.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.