WIPO: Việt Nam - Một câu chuyện thành công về đổi mới sáng tạo
Hương Giang
Thứ sáu, 28/04/2023 - 08:41
Theo ông Andrew Ong, Vụ trưởng Vụ châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Việt Nam là một quốc gia sở hữu những câu chuyện thành công về phát triển kinh tế và khởi nghiệp. Cùng với đó, lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.
Nhân Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4), ông Andrew Ong, Vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương đại diện WIPO đã có những trao đổi về thành tựu kinh tế, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong thời gian qua.
Dẫn báo cáo của OECD, ông Adrew nhận định Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong 20 năm qua. Trong đó, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI đóng vai trò chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Năm 2019, tổng giá trị xuất nhập khẩu cao gấp 2,1 lần so với GDP của Việt Nam, tỷ số này thuộc mức cao nhất trên thế giới. Việt Nam có cơ cấu xuất khẩu thay đổi tích cực theo thời gian, từ sản phẩm nông nghiệp cơ bản vào thập niên 80 sang các sản phẩm dệt may và giày dép những thập kỷ 90 và 2000, và cuối cùng là các sản phẩm điện tử trong những năm gần đây.
Ngoài ra, với số lượng doanh nghiệp đăng ký mới lớn, doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và doanh nghiệp có doanh thu ít nhất 20% mỗi năm trong 4 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao, Việt Nam sở hữu một hệ sinh thái khởi nghiệp rất năng động. Thêm vào đó, với những cải cách về thủ tục hành chính và chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia liên tục được cải thiện.
Bất chấp tình hình suy giảm tăng trưởng kinh tế do đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn là một quốc gia quốc gia được đánh giá có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh, kỳ vọng đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.
Sở hữu trí tuệ là chất xúc tác mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh doanh
Theo ông Andrew Ong, trong những năm qua, lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam đã có nhiều phát triển ấn tượng. Ngoài việc xây dựng khung pháp lý về sở hữu trí tuệ phù hợp với các chuẩn mực và phát triển quốc tế, Việt Nam cũng đã trở thành thành viên của 12 Điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ do WIPO quản lý.
Ngoài ra Việt Nam đã có 48 viện, trường đại học, doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới TISCs (Dự án các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới sáng tạo của WIPO) quốc gia tại Việt Nam.
Với nền tảng pháp lý đó, người dân trong nước ngày càng quan tâm và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Điều này được thể hiện qua việc số lượng các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và các nhà sáng chế sử dụng các công cụ sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều.
Theo công báo sở hữu công nghiệp của Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020, số lượng đơn đăng ký sáng chế của người nộp đơn Việt Nam đã tăng hơn 3 lần (500 đơn năm 2011 so với 1.501 đơn năm 2020). Tương tự, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu của người nộp đơn Việt Nam cũng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ (từ 22.357 đơn năm 2011 so với 47.246 đơn năm 2020). Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp của người nộp đơn Việt Nam tăng gần 30% so với cùng kỳ (từ 1.198 đơn năm 2011 so với lên 1.994 đơn năm 2020).
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 48 trong số 132 nền kinh tế được xếp hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII).
"Nói cách khác, Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công của WIPO, và điều này được minh chứng bởi các thước đo về đổi mới sáng tạo", Andrew Ong nhấn mạnh.
Năm 2022, Việt Nam xếp thứ 48 trong số 132 nền kinh tế được xếp hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII). Với chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, GII của Việt Nam đã liên tục có sự cải thiện trong những năm qua. Hiện tại, Việt Nam đang tập trung triển chỉ số đổi mới cấp tỉnh và địa phương.
Theo đại diện của WIPO, với những chương trình nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Việt Nam như: các khóa đào tạo, chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, số hóa các tài liệu sở hữu công nghiệp…, hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và WIPO trong tương lai có thể thực hiện ở cấp cơ sở, tương ứng với định hướng mới của WIPO: mang “sở hữu trí tuệ đến mọi người, mọi nơi”.
WIPO mong muốn cùng với Cục Sở hữu trí tuệ của Việt Nam thiết lập một cơ chế hợp tác trong sử dụng quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống sở hữu trí tuệ như một chất xúc tác mạnh mẽ nhằm tạo việc làm, thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh doanh và cuối cùng là phát triển kinh tế và xã hội.
Trong môi trường đổi mới sáng tạo và được bảo vệ đó, phụ nữ, giới trẻ, doanh nhân, các công ty khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà nghiên cứu, cộng đồng bản địa và các cộng đồng khác, những người chưa có kinh nghiệm về sở hữu trí tuệ… đều có thể góp phần thực hiện sứ mệnh đó thông qua các hoạt động tiếp cận cộng đồng có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ.
Thêm vào đó, đại diện WIPO cho biết hai bên cũng có thể hợp tác trong việc giải quyết vấn đề của các cá nhân, tổ chức hay cộng đồng thông qua nền tảng mạng hay phương tiện thông tin trực tuyến 24/7, để bất kỳ ai có câu hỏi về sở hữu trí tuệ trong hành trình khởi nghiệp hoặc đổi mới sáng tạo đều có thể yêu cầu trợ giúp và tiếp cận các công cụ, tài liệu từ WIPO.
Về chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là "Phụ nữ với sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới sáng tạo", ông Andrew Ong nhận định rằng, WIPO mong muốn tôn vinh sự khéo léo và sáng tạo của các nhà đổi mới, sáng tạo và doanh nhân nữ trên toàn thế giới. Bằng kỹ năng sáng tạo, sự khéo léo và chăm chỉ của mình, phụ nữ ở khắp nơi đang góp phần định hình thế giới thế nhưng họ lại thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận những kiến thức, kỹ năng, nguồn lực sự hỗ trợ cần thiết.
Thống kê năm 2020 chỉ ra rằng chỉ có 16,5% nhà sáng chế đứng tên trong các đơn đăng ký sáng chế quốc tế là phụ nữ. Số liệu trên chỉ ra rằng số lượng nữ giới sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ còn rất thấp. Trong khi đó, xu hướng tăng trưởng tỷ lệ chủ sở hữu quyền là nữ giới đang chậm lại.
WIPO ước tính rằng, với tốc độ như hiện tại, sự cân bằng về giới giữa các chủ đơn đăng ký sáng chế sẽ chỉ có thể đạt được vào năm 2056 ở châu Á (và năm 2061 trên thị trường toàn cầu). Vì vậy, WIPO và hệ thống các cơ quan sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới đang nỗ lực để thay đổi, nhằm thu hẹp khoảng cách giới theo thời gian.
Kế hoạch hành động về sở hữu trí tuệ và Bình đẳng giới của WIPO được xây dựng theo 3 trụ cột hoạt động chính.
Thứ nhất, hỗ trợ Chính phủ các quốc gia thành viên lồng ghép quan điểm bình đẳng giới vào các văn bản pháp luật, chính sách, chương trình và dự án về sở hữu trí tuệ.
Thứ hai, chủ trì nghiên cứu nhằm xác định phạm vi và bản chất của khoảng cách về giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và các cách thức nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Và cuối cùng, thí điểm các dự án và sáng kiến mới theo định hướng về giới nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của phụ nữ và các tổ chức hỗ trợ phụ nữ.
Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, số lượng phụ nữ được phong học hàm giáo sư đã tăng từ 4,3% lên 15,3%, số lượng phụ nữ tham gia các tổ chức nghiên cứu của cả nước đã tăng lên gần 50%. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó cho thấy phụ nữ Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động đổi mới sáng tạo.
Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.
Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.