Phát triển bền vững
World Bank: 5 ưu tiên giúp Việt Nam ‘sống tốt’ giữa biến đổi khí hậu
World Bank nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công, tư để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng tại Việt Nam.
100 triệu người dân Việt Nam thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước tác động của khí hậu đang phải đối mặt với nhiều rủi ro dọc theo bờ biển dài và các vùng trũng thấp rộng lớn của đất nước.
Đơn cử, Đồng bằng sông Cửu Long – nơi sinh sống của 18 triệu người – đã và đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, khi hơn 70% diện tích đất của một số tỉnh thành có thể bị ngập trong vòng 80 năm nữa.
“Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam” của World Bank (Ngân hàng Thế giới) mới đây chỉ ra rằng Việt Nam có thể thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP, do các tác động của khí hậu.
Các mô hình cho thấy tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050. Do vậy, Việt Nam cần ưu tiên đầu tư để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu.
Cùng với đó, khi tiến dần đến vị thế nước có thu nhập cao, Việt Nam cũng cần phải giảm cường độ carbon, World Bank nhấn mạnh.
Đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8%. Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp bốn lần trong thế kỷ này, từ 0,79 tấn CO2 năm 2000 lên 3,81 tấn vào năm 2018, và lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới.
Ô nhiễm liên quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất. Cùng với đó, tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư.
Phó chủ tịch World Bank phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Manuela V. Ferro nhấn mạnh: “Việt Nam phải dành nguồn lực lớn để bảo vệ TP.HCM – đô thị lớn nhất cả nước với đường bờ biển trũng thấp, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long khỏi tác động của biến đổi khí hậu”.
Cùng với đó, việc thực hiện các cam kết quốc tế đầy tham vọng của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải có hành động trong những lĩnh vực phát thải chính như năng lượng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, và sử dụng định giá carbon để thúc đẩy đầu tư.
Năm gói chính sách ưu tiên
Dựa trên kết quả chạy mô hình và phân tích, World Bank đề xuất năm gói chính sách ưu tiên để Việt Nam giải quyết các rủi ro khí hậu, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Thứ nhất là một chương trình cấp vùng cho Đồng bằng sông Cửu Long khi khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như xói lở bờ biển và bờ sông, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Chương trình này sẽ hạn chế khai thác cát và khai thác nước ngầm, đầu tư thêm cơ sở vật chất và tăng cường điều phối vùng, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho những người nông dân đang tìm giải pháp thích ứng với những thách thức của biến đổi khí hậu.
Thứ hai là một kế hoạch tổng hợp bảo vệ các đô thị ven biển và kết nối giao thông khỏi tác động của thời tiết khắc nghiệt. Kế hoạch này bao gồm hoạt động nâng cấp hệ thống đường bộ và năng lượng, cũng như tăng cường hệ thống quản lý rủi ro thời tiết và cảnh báo sớm.
Thứ ba là một chương trình giảm ô nhiễm không khí bao vây khu vực Hà Nội.
Thứ tư là tăng tốc quá trình chuyển dịch sang năng lượng tái tạo bằng cách cải thiện khung pháp lý để khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư tăng công suất của lưới điện, và thực hiện các kế hoạch tiết kiệm năng lượng.
Thứ năm là mở rộng an sinh xã hội để bù đắp những tác động kinh tế mà các giải pháp khí hậu có thể tác động đến những người dễ bị tổn thương nhất. Tài trợ cho các chương trình xã hội bằng nguồn thu từ thuế carbon sẽ giúp hỗ trợ người nghèo khỏi tác động của việc tăng chi phí đi lại và năng lượng.
Báo cáo ước tính giá trị hiện tại của nhu cầu đầu tư thêm vào các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam đến năm 2040 lên đến khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương gần 370 tỷ USD.
Ông Darryl James Dong, quyền Giám đốc IFC tại Việt Nam, lưu ý rằng nguồn vốn từ khu vực tư nhân sẽ là chìa khóa. Theo đó, khu vực này theo tính toán sẽ đóng góp ít nhất khoảng một nửa – tương đương 185 tỷ USD.
"Với một môi trường thuận lợi, các doanh nghiệp tư nhân sẽ dẫn đầu sự phát triển liên quan tới khí hậu. Nếu Việt Nam có thể xây dựng một môi trường thật sự thuận lợi thì doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện, và khi đó, nguồn tài chính tư nhân chắc chắn sẽ đồng hành", ông nhấn mạnh.
Quỹ 134 triệu USD giúp xúc tác tài chính xanh
3 kịch bản “xanh hóa” ngành giao thông Việt
Hiện nay, ngành giao thông vận tải là một trong những nguồn phát thải CO2 chính ở Việt Nam, do cả lĩnh vực vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hoá vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhiên liệu hóa thạch. Theo dự báo tăng trưởng chung của Việt Nam, nhu cầu dịch vụ vận tải dự kiến sẽ tăng đáng kể vào năm 2050 so với mức năm 2020. Nếu nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu vẫn là dầu, lượng phát thải CO2 sẽ tăng với tốc độ tương tự.
Vingroup huy động được nhiều nguồn vốn xanh nhất Việt Nam
Hai giao dịch lớn nhất, chiếm phần lớn tổng giá trị trái phiếu bền vững và khoản vay xanh ở Việt Nam năm 2021, được thực hiện bởi Vinpearl và VinFast.
Năm 'ông lớn' tài chính bắt tay thúc đẩy kinh tế xanh
Các ngân hàng sẽ hợp tác thúc đẩy áp dụng thông lệ tốt nhất về sản phẩm và dịch vụ xanh, mở ra cơ hội kinh doanh mới, tạo điều kiện cho các nền kinh tế chuyển đổi xanh.
Hai trụ cột trong lộ trình "xanh hóa" ngành giao thông vận tải
Chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa là những giải pháp mang tính thiết yếu trong ngành giao thông vận tải, góp phần giúp Việt Nam đạt được cam kết về phát thải ròng bằng không năm 2050.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Vietjet đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 từ Rolls-Royce
Hãng hàng không Vietjet vừa ký thỏa thuận với Rolls-Royce để đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 nhằm vận hành đội bay Airbus A330neo, nâng tổng số động cơ dòng này mà hãng đặt hàng lên 80.
Thaco Auto xuất khẩu xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 sang Thái Lan
Xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 do Thaco auto thiết kế và sản xuất vừa được giới thiệu và xuất khẩu sang Thái Lan, qua đó khẳng định năng lực làm chủ công nghệ và chất lượng sản phẩm của Thaco auto đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.
Ngày hội Môi giới bất động sản 2025: Sẵn sàng bứt tốc
Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam 2025 với chủ đề "FLY UP – VARS vững tâm, vươn tầm mới" sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27–28/6 tại TP. Bắc Giang.
Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Ấn tượng từ Gala ROXMei 'Đẹp và chất' của ROX Group
Gala “Đẹp và chất" tối 15/6 đã đưa cán bộ nhân viên ROX Group và khách mời đi qua hành trình đầy cảm xúc từ những khoảnh khắc đẹp nhất trong mùa ROXMei 2025, thời khắc ý nghĩa khởi đầu cho hành trình 30 năm thuận ích đến những phút giây thăng hoa cùng âm nhạc.