Tiêu điểm
Xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế, thích ứng an toàn dịch bệnh
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng; chuẩn bị các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh trên các lĩnh vực giao thông, đi lại, sản xuất, dịch vụ.
Để đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021, trước mắt, Việt Nam cần ưu tiên cao nhất cho việc phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9, đồng thời từng bước khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi bảo đảm an toàn dịch bệnh.
“Kiểm soát tốt dịch bệnh là yếu tố quyết định phục hồi kinh tế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 ngày 6/9.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine, chưa tính nguồn COVAX (đã có cam kết nhưng do khan hiếm vaccine nên chưa có kế hoạch cụ thể). Trong đó, 20 triệu liều sẽ về trong tháng 9.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh trên các lĩnh vực gồm giao thông, đi lại, sản xuất, dịch vụ… khi có nhiều vaccine hơn trong 1 – 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine.
Tuy nhiên, trong lúc còn khan hiếm vaccine, chưa bao phủ được vaccine, các biện pháp phòng ngừa vẫn là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, trong đó có biện pháp giãn cách xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, đã hy sinh phát triển kinh tế thì các địa phương thực hiện giãn cách phải kiểm soát được dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế, đưa cả nước về trạng thái “bình thường mới”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng kịch bản phục hồi, tăng trưởng kinh tế trong điều kiện đã tiêm vaccine bao phủ diện rộng.
Trong đó, các tổ chức tín dụng yếu kém cần được khẩn trương xử lý, trước hết chọn 1 - 2 tổ chức để làm trước, rút kinh nghiệm. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị triệt để tiết kiệm chi hơn nữa để tập trung nguồn cho phòng, chống dịch.
Đối với điều hành ngân sách nhà nước, phải có biện pháp thu phù hợp với tình hình khi người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn, có cách làm tốt hơn, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển đổi số, thu thuế trực tuyến để tránh thất thu và an toàn về phòng, chống dịch, Thủ tướng lưu ý.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho hạ tầng cứng và mềm; nơi nào không giải ngân được, không có dự án thì dứt khoát cắt vốn, tập trung cho các dự án tốt. Sắp tới, lãnh đạo Chính phủ sẽ làm việc với các địa phương, bộ ngành có tỷ lệ giải ngân dưới 40% để có giải pháp phù hợp.
Có biện pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu. Phát triển mạnh thị trường trong nước; thúc đẩy thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt. Theo dõi sát diễn biến giá cả, nhất là nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu; tăng cường quản lý thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm.
Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh dịch bệnh cần khẩn trương triển khai thực hiện sau khi được ban hành. Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các quy định pháp luật còn chồng chéo, chưa thống nhất, gây cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Các cấp, các ngành chủ động tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc xuất hiện từ tình hình dịch bệnh cho doanh nghiệp.
Về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, không để ứ đọng nông sản; chú trọng nâng cao năng lực lưu trữ, bảo quản nông sản, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Bảo đảm nguồn cung giống cây trồng, vật nuôi, không để gián đoạn sản xuất. Triển khai đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả khuyến nghị của EC để gỡ “thẻ vàng” (IUU) và hướng tới phát triển thủy sản biển bền vững.
Thí điểm thu hút khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc từ nay đến cuối năm (dự kiến 2 - 3 triệu lượt người). Tạo thuận lợi cho hệ thống cung ứng, phân phối, đặc biệt các chợ đầu mối, điểm tập kết hàng hóa lưu chuyển liên tỉnh, bảo đảm hiệu quả, an toàn.
Với Bộ Giao thông vận tải, ông yêu cầu tập trung triển khai nhiệm vụ xây dựng cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; làm việc trực tuyến với các địa phương về giải phóng mặt bằng; phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường để tháo gỡ ngay vướng mắc liên quan tới các mỏ vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam...
Với ngành nông nghiệp, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm việc ngay với các bộ liên quan, các tỉnh phía nam để giải quyết vấn đề tiêu thụ quả thanh long.
Về tổ chức năm học mới, Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước; tổ chức dạy và học qua truyền hình; yêu cầu dứt khoát để các em học sinh được tiếp cận bình đẳng với giáo dục, nghiên cứu, phát động phong trào ủng hộ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
“Trong lúc khó khăn này, phải biến nguy thành cơ, cơ hội để đánh giá quản trị quốc gia, cơ hội đánh giá cán bộ, cơ hội chuyển đổi số, phát triển kinh tế số”, Thủ tướng nhấn mạnh. Nguồn lực bên trong là cơ bản, quyết định, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, triển vọng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Từ nay đến 15/9, các bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch tổng thể chung khi mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát.
Về tình hình kinh tế 8 tháng qua, Thủ tướng đánh giá dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhanh, khó dự đoán, gây bất ngờ đã khiến nền kinh tế chịu tác động rất lớn như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm, giải ngân vốn đầu tư công chậm, đến nay mới đạt 40,6% kế hoạch, trong đó vốn ngoài nước đạt 7,94%. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm…
Tuy nhiên, CPI bình quân 8 tháng tăng 1,79%, thấp nhất kể từ năm 2016; thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng tăng 27,2%; thị trường trong nước được chú trọng; thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt có chiều hướng phát triển…
Thủ tướng cho biết Chính phủ sắp ban hành Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Các cấp, các ngành chú trọng bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, tuy nhiên so với mong muốn và yêu cầu thì chưa đáp ứng được, Thủ tướng đánh giá.
Đến nay, đã có khoảng 15 triệu lao động được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 với tổng số tiền 8,4 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ 1,2 triệu lao động tự do với số tiền hơn 2,1 nghìn tỷ đồng; có 37.000 hộ sản xuất kinh doanh được nhận hỗ trợ.
Chính phủ xuất cấp 134.000 tấn gạo hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh; triển khai 2 triệu túi an sinh xã hội. Các địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Mặt trận Tổ quốc tại 63/63 tỉnh, thành phố đã vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ gần 7 nghìn tỷ đồng.
Về việc tiêm vaccine, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các địa phương triển khai cao điểm tiêm vaccine trong các tháng tới, tiến độ tiêm phải đạt 1 triệu mũi 1 ngày mới hoàn thành kế hoạch.
Trước mắt, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương gồm TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phải hoàn thành tiêm mũi 1 trước ngày 15/9. Về vaccine cho trẻ em, Thủ tướng đã có chỉ đạo, bộ đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng và sẽ có lộ trình tiêm cụ thể.
Tới ngày 4/9, Việt Nam đã nhận 33 triệu liều vaccine, tăng gấp 2 lần so với đầu tháng 8.
Về việc đi lại, hoạt động của người tiêm đủ 2 mũi, Bộ Y tế đang nghiên cứu để thí điểm tại một số địa phương phía nam. Tuy nhiên, bộ cũng khuyến cáo: những người tiêm đủ 2 mũi vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác, dù nguy cơ mắc bệnh, chuyện nặng và lây nhiễm cho người khác đã giảm.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thế giới có khả năng sản xuất 1,5 tỷ liều vaccine mỗi tháng vào cuối năm 2021 và 2,2 tỷ liều mỗi tháng trong năm 2022. Với tín hiệu tích cực về vaccine, có thể đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho năm 2022.
Ông Hùng cho rằng, xu hướng của thế giới hậu Covid là kinh tế xanh và kinh tế số, kinh tế số sẽ tăng trưởng nhanh, là động lực của tăng trưởng GDP.
Cũng theo Bộ trưởng, hệ thống chỉ huy và kiểm tra trực tuyến được kết nối tới tận các xã, phường vừa được hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng sẽ giúp cải thiện một bước đáng kể công tác tổ chức thực hiện vốn được coi là khâu yếu lâu nay.
Thủ tướng: 5 đề xuất thúc đẩy hợp tác, phát triển kinh tế số
15 quận, huyện tại Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội đến 21/9
Hà Nội sẽ phân thành 3 vùng để áp dụng các mức độ giãn cách phù hợp với nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Nhiều tỉnh, thành công bố phương án giãn cách xã hội tiếp theo
Một số tỉnh Bình Dương, Long An, Tiền Giang… đang xem xét nới lỏng một số nơi trên địa bàn.
Giãn cách kéo dài khiến số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng vọt
85,5 nghìn doanh nghiệp đã ngừng kinh doanh, chờ giải thể và hoàn tất giải thể từ đầu năm đến nay, tăng hơn 24% so cùng kỳ năm ngoái, 28% trong số này là ở TP.HCM.
Đề xuất tạm ngừng bay giữa các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội
Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải cho phép dừng toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách thường lệ giữa các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.