Leader talk
Xây dựng niềm tin và cảm xúc trong văn hóa doanh nghiệp thời 4.0
Khi trí tuệ nhân tạo đang thay đổi mọi thứ, quan hệ lao động không còn chỉ là giữa con người với con người mà còn giữa con người với máy móc; và sự tương tác đó tạo ra những thay đổi bắt buộc trong bộ kỹ năng mềm của con người.
Đó là nhận định của bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng Thành viên của Deloitte Việt Nam về định hướng xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp trong bối cảnh công nghệ đang bùng nổ.
Theo lãnh đạo Deloitte, đối với máy móc, từng cá thể có thể làm việc rất tốt, nhưng liên kết với nhau thì rất khó. Trong khi đó, con người với tư duy sáng tạo, khả năng thay đổi sự tương tác và hình thành các mối quan hệ trong thời đại 4.0 làm được những điều máy móc không thay thế được.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, điều đầu tiên và quan trọng nhất là những giá trị trong quản trị công ty sẽ thay đổi từ các quy chế, quy trình cứng nhắc và định tính thành các quy định về sự tương tác vô hình và hiệu quả.
Tiếp đó là tư duy lãnh đạo 4.0 và con người 4.0, nghĩa là các nhà lãnh đạo tự lãnh đạo chính mình và trợ giúp người lao động tự lãnh đạo mình.
Thứ ba là văn hóa 4.0 – hệ quả của tư duy lãnh đạo 4.0 và con người 4.0. Lúc này, con người được lãnh đạo về "bộ kỹ năng" thay vì chỉ tập trung vào kỹ thuật và công nghệ.
Sự tương tác mạnh mẽ giữa con người với nhau dựa trên một thứ mà máy móc không bao giờ thay thế được, đó là giá trị của niềm tin và cảm xúc.
Bởi lẽ hiện nay, sự dịch chuyển lao động không chỉ ở trạng thái hữu hình mà đang dần chuyển sang vô hình. Người lao động có thể chỉ ngồi một chỗ và làm việc cho nhiều hơn một tổ chức.
"Việc dịch chuyển này đòi hỏi văn hóa doanh nghiệp sẽ quản trị theo hướng hiệu quả, không còn kỷ luật đi sớm về muộn, kiểm kê hay đánh giá lẫn nhau. Chính vì thế, vai trò của lãnh đạo cấp cao cũng sẽ thay đổi. Tư duy giờ đây là phải lãnh đạo chính bạn, và giúp người lao động tự quản lý chính mình", bà Thanh nhận định.
Phủ nhận quan điểm cho rằng khi trí tuệ nhân tạo được vận hành sẽ tạo ra những xung đột giữa người máy và con người, bà Thanh cho rằng người máy/ trí tuệ nhân tạo hay những người lao động đều đang hướng tới một mục tiêu và giá trị là sự hiệu quả của doanh nghiệp.
Sự xung đột nếu có thì chính là xung đột trong tư tưởng của con người. Người máy với công nghệ cao, bộ chỉ số thông minh với dữ liệu lớn sẽ có năng suất cao hơn và không đưa cảm xúc cá nhân vào công việc.
Sự xung đột tư tưởng đó sẽ dẫn tới xung đột về lợi ích, tức là có người sẽ mất việc làm, có người sẽ thay đổi hình thái việc làm. Việc đưa người máy vào sản xuất sẽ bị phản đối bằng nhiều cách khác nhau. Điều đó sẽ dẫn tới kết quả là có người tiếp tục việc làm, có người bị đào thải, có người sẽ được thăng tiến.
"Vấn đề ở đây là chúng ta phải chấp nhận xung đột và tự nâng cao khả năng lao động của mình. Giữa người máy với người máy thì không thể có sự tương tác mà cần có sự kết nối của con người. Công nghệ 4.0 cũng như bánh xe sau mỗi người, sẽ có người bật cao bật xa hơn, cũng có người bị bắn ra ngoài hoặc bị bánh xe lăn qua", bà Thanh đánh giá.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp nói chung, và văn hóa của mỗi người nói riêng, sẽ phải đi sâu vào giá trị niềm tin và cảm xúc, chứ không còn chỉ là hình thái thái độ thể hiện bề ngoài.
Lãnh đạo Deloitte nhìn nhận hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp thực sự mong muốn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp, nhưng họ đã không thành công, hoặc chưa thành công; rất nhiều doanh nghiệp chỉ có mô hình văn hóa trên giấy mà không thể đi vào thực tiễn.
Lý giải điều này, bà Thanh cho rằng có ba yếu tố tác động đến việc xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp. Thứ nhất là tư tưởng lãnh đạo và tầm nhìn – thứ sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi về đâu. Thứ hai là giá trị niềm tin - sau 5, 10 năm sau, đội ngũ lãnh đạo ở đâu, người lao động ở đâu và niềm tin được trao gửi chỗ nào.
Thứ ba là mô hình quản lý. Có rất nhiều câu chuyện về mô hình quản trị gắn với nhà lãnh đạo, ở đó tư duy và tầm nhìn nhà lãnh đạo sẽ quyết định văn hóa của doanh nghiệp.
"Tầm nhìn không phải điều gì viển vông, xa xôi, mà đó là cách ta dẫn dắt đội ngũ về tương lai; 5 năm, 10 năm nữa doanh nghiệp sẽ ở đâu, bạn sẽ là ai trong doanh nghiệp, để nhân viên có thể trao gửi niềm tin, để gắn bó, cống hiến và xây dựng niềm tin lẫn nhau.
Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là giá trị của niềm tin, để từ đó tạo ra những giá trị sống và giá trị cống hiến, rồi mới thể hiện ra các giá trị bền ngoài. Đó chính là hành vi ứng xử, tương tác giữa con người với nhau", bà Thanh chia sẻ.
Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD
Pha trộn văn hoá doanh nghiệp hậu M&A nhìn từ thương vụ 67 tỷ USD
Thành công của thương vụ hợp nhất lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ giữa Dell và EMC không chỉ là sự hình thành của một tổ chức khổng lồ 140.000 nhân viên và định giá 74 tỷ USD mà còn là một đại gia đình doanh nghiệp độc đáo nơi không có khái niệm “tôi là Dell còn anh là EMC”.
Dale Carnegie: Văn hoá doanh nghiệp được quyết định bởi lãnh đạo cấp cao
Văn hóa doanh nghiệp hậu M&A và thách thức, cách thức tối ưu để phát triển, duy trì và vận hành sẽ là nội dung được thảo luận trong hội thảo được Dale Carnegie thực hiện vào tháng 9 tới tại TP. HCM và Hà Nội.
Chủ tịch Thế Giới Di Động "bật mí" cách quản lý 1.800 cửa hàng bằng văn hoá doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, văn hoá doanh nghiệp suy cho cùng là chuỗi giá trị mà doanh nghiệp lựa chọn, doanh nghiệp có thể chọn vì khách hàng hoặc bằng mọi giá để đạt được lợi nhuận.
Bộ Văn hoá muốn lập quỹ 400 tỷ hỗ trợ phát triển du lịch
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch với quy mô dự kiến 400 tỷ đồng vào năm đầu thành lập.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.