Diễn đàn quản trị
Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận 'Mắc ca Sơn La'
Xây dựng nhãn hiệu mắc ca Sơn La mở ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, địa phương, xác lập cơ sở pháp lý cần thiết để bảo vệ danh tiếng cho sản phẩm.
"Nữ hoàng của các loại hạt" bén duyên với Sơn La
Được mệnh danh là “nữ hoàng của các loại hạt”, mắc ca (tên khoa học là Macadamia) được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và mỹ phẩm. Ở Việt Nam, cây mắc ca được định hướng phát triển trở thành một trong những loài cây trồng quan trọng, đa mục đích, trong đó tỉnh Sơn La là vùng đất có ưu thế về khí hậu và thổ nhưỡng để phát triển vùng cây ăn quả và cây lâm nghiệp có giá trị trong đó có cây mắc ca.
Theo thông tin từ Hiệp hội mắc ca Việt Nam, chúng ta phấn đấu đến năm 2025, xuất khẩu trên 100 triệu USD các sản phẩm từ hạt mắc ca. Dự báo, đến năm 2025, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm mắc ca đạt 220 nghìn tấn nhân, tương đương 850 nghìn tấn hạt tươi. Trong khi đó, nguồn cung mắc ca được dự báo sẽ chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thị trường đến năm 2030, mở ra cơ hội lớn cho các quốc gia xuất khẩu mắc ca vào những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Đức.
Hạt mắc ca của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản - một thị trường tiêu dùng cao cấp và khắt khe, nhất là đối với các sản phẩm từ nông nghiệp cho thấy Việt Nam có lợi thế lớn để tận dụng tiềm năng thị trường nhờ vào việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với hầu hết các quốc gia kể trên.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về sự phù hợp của của cây mắc ca với vùng đất và con người Sơn La, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 10/06/2021 về Kế hoạch phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2025 diện tích mắc ca toàn tỉnh đạt 5.000 ha, đến năm 2030 đạt khoảng 10.000 ha.
Quyết định này phù hợp với Quyết định số 344/QĐ-TTg ngày 15/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Như vậy, bên cạnh các đặc sản truyền thống của mình, Sơn La đã tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong, đi trước đón đầu trong việc phát triển nông nghiệp bền vững, bài bản với sản phẩm hạt mắc ca.
Chăm sóc và quảng bá "Mắc ca Sơn La"
Để có thể kiểm soát tốt nguồn gốc và chất lượng đặc biệt của hạt mắc ca, cũng như hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất hạt mắc ca trong việc quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Sơn La và giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 15/06/2022 về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học “Đăng ký bảo hộ, xây dựng và triển khai hệ thống quản lý nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” cho sản phẩm mắc ca của tỉnh Sơn La”.
Nhiệm vụ này được triển khai từ tháng 12/2022 đến tháng 07/2025. Công việc chính là đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La để làm cơ sở cho việc xác định chủ thể đăng ký NHCN, các tiêu chí chứng nhận, thiết kế mẫu nhãn hiệu (logo), quy trình kỹ thuật sản xuất mắc ca của người dân, doanh nghiệp, bản đồ khu vực địa lý sản xuất mắc ca, công cụ quản lý và quảng bá nhãn hiệu và xây dựng mô hình thí điểm quản lý và sử dụng NHCN.
Kết quả đánh giá cho thấy, về sản xuất, mắc ca được trồng trên đất vườn và đất đồi núi. Các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) trồng mắc ca với diện tích lớn theo một quy trình sản xuất bài bản. Với quy mô hộ gia đình, mắc ca thường được trồng xen canh và chăm sóc cùng với các loại cây khác như cà phê và chè.
Đa số lao động tham gia trồng mắc ca có độ tuổi giao động từ 30 – 60, với quy mô hộ gia đình, lực lượng lao động chủ yếu là các thành viên trong gia đình, còn đối với quy mô doanh nghiệp, HTX, lực lượng lao động chủ yếu là nhân công thuê ngoài.
Phần lớn các hộ trồng mắc ca có kinh nghiệm từ 1 - 5 năm. Các giống mắc ca chính trồng tại Sơn La bao gồm OC, 816, 849, 246. Thời gian thu hoạch mắc ca kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Các hộ gia đình thường mua giống tại các cơ sở giống tại địa phương. Các doanh nghiệp, HTX có quy mô lớn thường nhập giống từ tỉnh khác như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai hoặc được các công ty giống cung cấp.
Về chăm sóc cây trồng, 82,5% số hộ kinh doanh sử dụng phân chuồng hữu cơ trong quá trình sản xuất và chỉ có số ít hộ sử dụng phân hữu cơ kết hợp phân hóa học. Các hộ sử dụng phân bón hóa học thường là các hộ trồng xen với quy mô nhỏ, tiến hành bón phân cùng đợt với các loại cây trồng khác như cà phê, chè. Ngược lại, các hộ trồng mắc ca với quy mô lớn hay các doanh nghiệp thường sử dụng 100% phân hữu cơ tự ủ. Các hộ sản xuất đều tuân thủ và áp dụng biện pháp cách ly bón phân trước thu hoạch và làm tốt trong công tác quản lý sâu bệnh hại. Tuy nhiên, đa số hộ dân chưa thực hiện ghi chép nhật ký theo dõi.

Về kinh doanh tiêu thụ, đa số các hộ không thực hiện việc sơ chế, phân loại sau thu hoạch mà chủ yếu bán quả tươi. Mắc ca Sơn La được tiêu thụ chủ yếu theo hình thức bán buôn. Các hộ sản xuất mắc ca thường bán sản phẩm cho các thương lái tại địa phương. Cũng có hộ bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến, công ty thu mua trong khu vực. Các đơn vị thu mua có thể đến trực tiếp vườn để thu mua hoặc bà con chủ động vận chuyển mắc ca đến nhà máy để bán. Ngoài ra, một số hộ còn bán cho các thương lái ngoài tỉnh như Lạng Sơn, Đăk Lăk…
Về liên kết tiêu thụ, hiện tại, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 công ty thu mua, chế biến mắc ca lớn là Công ty TNHH Đạt Thủy và Công ty Cổ phần Liên Việt Sơn La. Các đơn vị này tiến hành bao tiêu sản phẩm, cung cấp giống cũng như tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cây cho cây mắc ca, hướng dẫn phân loại sản phẩm mắc ca xuất khẩu. Ngoài ra, công ty TNHH MTV Đạt Thủy có cơ sở chế biến mắc ca, sản lượng khoảng 100 tấn quả tươi/năm.
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận
Quá trình xây dựng NHCN “Mắc ca Sơn La” đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Bộ hồ sơ đăng ký NHCN “Mắc ca Sơn La” đã được hoàn thiện bao gồm: Tờ khai đăng ký NHCN, mẫu nhãn hiệu (logo) “Mắc ca Sơn La”, Bộ tiêu chí chứng nhận sản phẩm, quy định quản lý và sử dụng NHCN “Mắc ca Sơn La”, quyết định của UBND tỉnh Sơn La cho phép sử dụng tên địa danh và xác nhận bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHCN “Mắc ca Sơn La”.
Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” được xây dựng dựa trên 3 căn cứ: kết quả điều tra, khảo sát về bản sắc văn hóa, nhân văn, vùng đất; các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu: thiết kế đơn giản, dễ nhớ, kết hợp màu sắc hài hoà, thuận lợi khi in ấn. Mẫu nhãn hiệu được xin ý kiến người dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý, kỹ thuật của các địa phương thông qua hình thức tổ chức hội thảo. Mẫu nhãn hiệu dưới đây đã được thống nhất và được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La xác nhận.

Mẫu nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La” được thiết kế có dạng hình tròn với ba gam màu chính là nâu, xanh lá cây và vàng. Đây là ba gam màu tượng trưng cho trời (ánh nắng Mặt trời), đất (dinh dưỡng), núi rừng Tây Bắc (màu xanh bạt ngàn của núi rừng, của tự nhiên, của những năng lượng tích cực) thể hiện rằng “Mắc ca Sơn La” hội tụ đầy đủ những tinh hoa của đất trời, tất cả gói gọn trong những hạt mắc ca được đặt ở giữa logo.
Thông điệp mà mẫu nhãn hiệu này mang đến là sự hoàn hảo, tươi sáng thể hiện mục tiêu và khát vọng đưa những sản phẩm mắc ca chất lượng - kết tinh từ tinh hoa núi rừng Sơn La tới tay người tiêu dùng trên cả nước và xa hơn là tới bạn bè quốc tế.
Bộ tiêu chí chứng nhận
Bộ tiêu chí chứng nhận bao gồm các chỉ tiêu nguồn gốc xuất xứ, cảm quan, cơ lý và hóa học dùng để phân biệt hạt mắc ca Sơn La với hạt mắc ca của các khu vực khác. Bộ tiêu chí này là cơ sở để chủ nhãn hiệu kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đồng thời cũng là căn cứ để người tiêu dùng nhận biết chất lượng của hạt mắc ca Sơn La.
* Tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ
Các giống mắc ca OC, 246, 816 và 849 được sản xuất trong khu vực địa lý được xác định bao gồm các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, TP. Sơn La, Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ.
* Tiêu chí về cảm quan – dinh dưỡng
Trên cơ sở xác định tên các tiêu chí chứng nhận của hoạt động đánh giá hiện trạng sản xuất kinh doanh, tiêu chí cảm quan được xác định thông qua Hội nghị đánh giá cảm quan, các tiêu chí cơ lý và hóa học (dinh dưỡng) được xác định thông qua hoạt động lấy mẫu để cân, đo và phân tích. Kết quả Bộ tiêu chí chứng nhận được xác định tại bảng dưới đây.
Bộ tiêu chí về cảm quan – dinh dưỡng của “Mắc ca Sơn La”


Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La”
Khu vực địa lý (vùng sản xuất) được xác định trên cơ sở kết quả tổng hợp thông tin thực địa, thu thập tư liệu bản đồ, đánh giá chất lượng sản phẩm, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và tổ chức hội thảo góp ý, thống nhất. Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với NHCN “Mắc ca Sơn La” bao gồm 10 huyện/thành phố: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, TP. Sơn La, Sốp Cộp, Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Vân Hồ được thể hiện trên Bản đồ được UBND tỉnh Sơn La xác nhận theo Quyết định số 1734/QĐ-UBND ngày 08/09/2023.

Quản lý nhãn hiệu chứng nhận
Việc sử dụng NHCN “Mắc ca Sơn La” được quản lý thông qua các hoạt động: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu, kiểm soát chất lượng mắc ca, kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Đối với hoạt động cấp quyền sử dụng NHCN, chủ nhãn hiệu quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục để người dân, doanh nghiệp mong muốn sử dụng nhãn hiệu biết và thực hiện.
Hoạt động kiểm soát NHCN “Mắc ca Sơn La” bao gồm việc kiểm soát chất lượng sản phẩm theo Bộ tiêu chí chứng nhận kiểm soát, kiểm tra điều kiện sản xuất của người dân, doanh nghiệp (nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng yêu cầu của Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu trên bao bì sản phẩm). Chủ nhãn hiệu quy định 3 hình thức kiểm soát chất lượng, bao gồm:
Hoạt động tự kiểm soát: Là hoạt động của mỗi cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm mắc ca được trao quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La”.
Hoạt động kiểm soát của chủ nhãn hiệu: Là hoạt động của chủ nhãn hiệu thực hiện kiểm soát theo kế hoạch đã được xác định trước.
Kiểm soát bên ngoài: Do cơ quan chức năng thực hiện. Kiểm soát này cho phép đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La”.
Trên thực tế, không phải đơn vị chức năng nào của địa phương cũng có đủ chuyên môn, nhân lực và trang thiết bị để kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm và điều kiện khu vực sản xuất sản phẩm. Do đó cần đến một cơ quan khác phù hợp hơn, chẳng hạn như: các tổ chức chứng nhận độc lập, trung tâm kiểm định của Sở Y tế hay trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng Nông lâm thủy sản (RETAQ).
Phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La”
Để sản phẩm “Mắc ca Sơn La” vươn xa hơn trên thị trường, chủ nhãn hiệu đã xây dựng hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm mang NHCN; xây dựng mô hình quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận và tiến hành tập huấn để sản xuất sản phẩm mắc ca Sơn La đúng tiêu chuẩn của sản phẩm mang NHCN “Mắc ca Sơn La”.
Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Mắc ca Sơn La" không những giúp tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của hạt mắc ca, từ đó thúc đẩy thương mại và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng mà còn hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đặc biệt là gia tăng giá trị sản phẩm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp.
Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'
IP Day Việt Nam 2024: Sở hữu trí tuệ và phát triển bền vững
"Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo” là thông điệp của IP Day Việt Nam 2024.
Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Với những đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt của thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào hoạt động kiểm định chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc. Trong đó, việc đăng ký bảo hộ, khai thác và thực thi về sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.