Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp trước nguy cơ mất thị trường EU

Phương Anh Thứ tư, 04/09/2024 - 07:58

Việc các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, dẫn đến khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường EU.

Nguồn nguyên liệu dự trữ cho xuất khẩu cá ngừ đóng hộp cạn dần, nhiều doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập khẩu đang phải chịu thuế cao gặp khó khăn khi cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Ecuador và Philippines tại thị trường EU.

“Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất thị trường”, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết.

Theo Vasep, quy định mới đang khiến cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ không mua được nguyên liệu cá ngừ.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang EU đã giảm tới gần 60% trong nửa đầu tháng 8 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn cung cá ngừ vằn có xuất xứ thuần túy – nguyên liệu chủ lực của ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp – từ sau Nghị định 37 quy định về kích cỡ chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với cá ngừ vằn là 0,5m.

Một số doanh nghiệp cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu cá ngừ vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt 0,5m trở lên.

Bên cạnh đó, hầu hết cảng cá hiện nay đã ngừng xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37.

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang EU liên tục giảm sâu từ tháng 6 tới nay. Nguồn: Vasep

Cuối tháng 7 vừa qua Vasep đã có công văn gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, về quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác là 0,5m đối với cá ngừ vằn không phù hợp.

Kích thước quy định với cá ngừ vằn thường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 5 – 8% trong mỗi lô cá khai thác, Vasep giải thích. Kích cỡ thông dụng của loài di cư này là 15 – 40cm/con, chiếm tỷ trọng chính trong các lô khai thác trong và ngoài nước, cũng là kích cỡ thương mại xuất nhập khẩu bình thường hiện nay trên thế giới.

Vì thế, cộng đồng nhóm doanh nghiệp chế biến cá ngừ xuất khẩu không thể thu mua và tích trữ cá ngừ vằn chuẩn bị cho sản xuất cuối năm, cung ứng cho thị trường châu Âu vào đầu năm sau.

Những khó khăn trên cùng với hạn ngạch ưu đãi thuế quan đang hết dần đã khiến xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm liên tục và ngày càng giảm sâu từ tháng 6 tới nay.

Cá ngừ đóng hộp là sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU, chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu kể từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2024, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

Thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản

Thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản

Tiêu điểm -  1 tháng

Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.

Nửa cuối năm, thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn

Nửa cuối năm, thủy sản sẽ tiếp tục khó khăn

Tiêu điểm -  3 tháng

Dự báo trong quý 2 và nửa cuối năm 2024, sự phục hồi của xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó do những yếu tố bất định trên thế giới và sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước.

Gốc rễ vấn nạn đánh bắt thủy sản trái quy định

Gốc rễ vấn nạn đánh bắt thủy sản trái quy định

Phát triển bền vững -  10 tháng

Ngư dân vừa phải lo cho gia đình, vừa phải trả nợ ngân hàng, trong khi nguồn lợi thủy hải sản ngày một cạn kiệt nên "dù không muốn vẫn phải đánh bắt thủy sản trái phép".

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  44 phút

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  16 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  20 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.