Xuất siêu gần 10 tỷ USD

Nhã Lam Thứ bảy, 28/12/2019 - 08:00

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỷ USD vào năm 2019 và tiếp tục duy trì xuất siêu năm thứ tư liên tiếp.

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước đạt 517 tỷ USD, trong đó xuất siêu 9,9 tỷ USD và là mức cao nhất trong bốn năm liên tiếp xuất siêu.

Trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,9 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) lại xuất siêu 35,8 tỷ USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 263,4 tỷ USD, tăng 8% so với năm trước. 

Đáng chú ý, những năm gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước cao hơn tốc độ tăng của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, qua đó đưa tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước trong cơ cấu xuất khẩu tiếp tục tăng (chiếm trên 30%).

Năm nay có 32 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, sáu mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%.

Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2019 đạt 10 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm

Tuy nhiên,  tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 95%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 82%; giày dép chiếm 76%; hàng dệt may chiếm 59%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2019, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 133 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước, chiếm 50% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 38,3%, tăng 11%.

Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 20,9 tỷ USD, giảm 4,1% và chiếm 7,9%. Nhóm hàng thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, giảm 2,4% và chiếm 3,3%.

Do giá xuất khẩu bình quân của nhiều mặt hàng nông sản giảm so với năm trước nên kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản năm nay đều giảm.

Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay ước đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018, với khu vực kinh tế trong nước chiếm 43% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57%.

Năm 2019 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 91% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có 4 mặt hàng vượt 10 tỷ USD, chiếm 46%.

Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2019 đạt 10 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm 1

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,2% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, tăng 6,7% so với năm trước.

Nhóm hàng tiêu dùng ước tính được nhập khẩu 22,3 tỷ USD, tăng 10,8% và chiếm 8,8%.

Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU giảm nhẹ 0,7%; Trung Quốc tăng 0,2%; ASEAN tăng 1,9%; Nhật Bản tăng 7,7%; Hàn Quốc tăng 8,3%.

Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường Hàn Quốc giảm nhẹ 0,6%; ASEAN tăng 0,8%; Nhật Bản tăng 3%; EU tăng 6,4%; Hoa Kỳ tăng 12,3%.

Thặng dư thương mại của Việt Nam năm 2019 đạt 10 tỷ USD, cao nhất trong 4 năm 2

Theo báo cáo của Bộ Công thương gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới. Trong đó, dệt may đứng thứ bảy thế giới về xuất khẩu; da giày đứng thứ ba thế giới về sản xuất và thứ hai về xuất khẩu; điện tử đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ hai thế giới; thủy sản đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu; đồ gỗ đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu.

Cùng với đó, thị trường trong nước luôn giữ vững được đà tăng trưởng cao, ổn định với tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt xấp xỉ 17,5% trong 10 năm qua, cao hơn ba lần so với mức tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, cho đến nay, hàng xuất khẩu đã phải đối mặt với hơn 150 vụ việc phòng vệ thương mại do 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra với sự tập trung vào các vấn đề về chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp… 

Theo Bộ Công thương, "đây không phải là vấn đề mới, nhưng là vấn đề khó và đang trở thành những rào cản xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta đã có sự chủ động, tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vấn đề này".

Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực trong các vụ việc trên, cụ thể là kháng kiện thành công (không áp dụng biện pháp/không gia hạn áp dụng biện pháp) đối với 57/137 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 42%.

Đồng thời, đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm... tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp. Phía Việt Nam cũng khiếu kiện năm vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó ba vụ đã kết thúc với kết quả tích cực.

'Nút thắt cổ chai' trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu của ĐBSCL

'Nút thắt cổ chai' trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu của ĐBSCL

Phát triển bền vững -  5 năm

Phân tích chuỗi giá trị hàng hóa và nông sản xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chi phí vận tải tăng thêm từ 10% – 40% và gây tốn kém thời gian vận chuyển cho các doanh nghiệp do phải vận chuyển đi xa đến các cảng ở khu vực TP. HCM và Cái Mép.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyên bố xuất khẩu xe VinFast sang Mỹ vào năm 2021

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tuyên bố xuất khẩu xe VinFast sang Mỹ vào năm 2021

Tiêu điểm -  5 năm

Sau 6 tháng kể từ ngày bàn giao lô xe ô tô VinFast đầu tiên cho khách hàng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiếp tục nuôi tham vọng không tưởng: bán xe ô tô VinFast trên đất Mỹ, điều mà những hãng như Huyndai và Toyota cũng không thể làm được vào thời điểm đầu thành lập, theo tin từ Bloomberg.

3 loại hàng hóa xuất khẩu cán mốc 30 tỷ USD

3 loại hàng hóa xuất khẩu cán mốc 30 tỷ USD

Tiêu điểm -  5 năm

Chiếm hơn 46% tổng kim ngạch xuất khẩu, 3 mặt hàng này gồm điện thoại, linh kiện; điện tử, máy tính, linh kiện; dệt may.

Nhiều mặt hàng Trung Quốc ‘đột lốt’ hàng Việt xuất khẩu

Nhiều mặt hàng Trung Quốc ‘đột lốt’ hàng Việt xuất khẩu

Tiêu điểm -  5 năm

Nhiều mặt hàng có sự gia tăng xuất nhập khẩu đáng kể, tạo ra nguy cơ gian lận xuất xứ cao trong bối cảnh căng thẳng thương mại chưa có hồi kết.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  43 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.