Phát triển bền vững

'Nút thắt cổ chai' trong chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu của ĐBSCL

Nhật Hạ Thứ năm, 26/12/2019 - 20:00

Phân tích chuỗi giá trị hàng hóa và nông sản xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy chi phí vận tải tăng thêm từ 10% – 40% và gây tốn kém thời gian vận chuyển cho các doanh nghiệp do phải vận chuyển đi xa đến các cảng ở khu vực TP. HCM và Cái Mép.

Đường thủy vẫn là luồng giao thông chủ đạo tại ĐBSCL song chưa phù hợp với tàu trọng tải lớn.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Hồ Thanh Bình (tỉnh An Giang) về định hướng xây dựng cảng nước sâu cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả xuất khẩu nông sản và hàng hóa cho vùng cũng như hỗ trợ nâng cao khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực này.

Thủ tướng nhận định, diện tích các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khoảng 40,6 ngàn km2, dân số khoảng 18 triệu người, chiếm 13% diện tích và hơn 10% dân số cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao hơn cả nước.

Chỉ riêng lúa vùng ĐBSCL chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước, xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng; chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước. Thế nhưng thu nhập bình quân đầu người của vùng lại thấp hơn cả nước.

Theo Thủ tướng, năng suất vận chuyển của vùng nhìn chung còn kém, chủ yếu bằng phương tiện thủy nội địa và đường bộ do hệ thống cảng chủ yếu nằm trong sông, luồn vào cảng còn hạn chế, ít cảng container chuyên dùng. 

Ngay cả khi đưa vào khai thác giai đoạn thông luồng kỹ thuật dự án Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu cũng mới chỉ đáp ứng cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn đầy tải, 20.000 tấn giảm tải để gom hàng tới các cảng cửa ngõ quốc tế đi các tuyến biển xa.

Bên cạnh đó, theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, khu vực ĐBSCL hiện được quy hoạch 5 trung tâm nhiệt điện than gồm Duyên Hải, Long Phú, Sông Hậu, Long An và Tân Phước.

Trong đó trừ trung tâm nhiệt điện Tân Phước, các nguồn nhiệt điện than còn lại đã vận hành hoặc đang trong quá trình thực hiện chuẩn bị đầu tư/xây dựng theo quy hoạch với tổng nhu cầu than nhâp khẩu khoảng 35 – 37 triệu tấn/năm trong giai đoạn đến năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, nghiên cứu tại hội thảo phát triển logistics trong các năm qua cho thấy có tiềm năng để phát triển một cảng biển có tính chất cửa ngõ tại vùng ĐBSCL phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về khả năng quy hoạch cảng biển lớn tại ĐBSCL đã thực hiện như các đề xuất trong các nghiên cứu quy hoạch chi tiết cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) và quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển ĐBSCL (Nhóm 6); cảng nổi ngoài cửa biển Định An; cảng cứng ngoài khơi bờ biển Đại Ngãi tỉnh Sóc Trăng; cảng Hòn Khoai tỉnh Cà Mau, cảng Nam Du.

Các nghiên cứu này đều khẳng định việc xây dựng một cảng đầu mối cho tàu biển trọng tải lớn để làm hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho khu vực nhằm hạn chế chuyển tiếp qua các cảng thuộc Nhóm 5 là nhu cầu cần thiết. 

Tuy nhiên, Thủ tướng nhận định, các nghiên cứu trên được tiến hành độc lập, chưa lựa chọn được địa điểm phù hợp cũng như đề xuất được giải pháp phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển vùng ĐBSCL trong dài hạn.

Vào năm 2013, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiếp hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi cảng trung chuyển than khu vực ĐBSCL tại Duyên Hải (Trà Vinh). 

Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu khả thi này chưa đủ điều kiện để tổ chức thẩm định theo quy định do chưa thống nhất được với tỉnh Trà Vinh về vị trí các hạng mục công trình chính của dự án gồm vị trí các bến tiếp nhận tàu nhập khẩu than và bến xuất than cho tàu vận tải thứ cấp, vị trí bãi chứa than.

Do đó, TKV đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng về việc dừng công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cảng trung chuyển than khu vực ĐBSCL tại Duyên Hải (Trà Vinh).

Cuối năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc TKV tạm dừng công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi cảng trung chuyển than cho các trung tâm nhiệt điện khu vực ĐBSCL tại Duyên Hải (Trà Vinh).

Đồng thời Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu các phương án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển than tại khu vực ĐBSCL, lựa chọn phương án tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ về việc "Điều chỉnh quy hoạch cảng biển Sóc Trăng và bến cảng Trần Đề trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam. 

Theo đánh giá tổng thể, quy hoạch bến cảng Trần Đề thuộc cảng biển Sóc Trăng có thuận lợi hơn cả với kết nối đường thủy nội địa, đường bộ đến Cần Thơ cũng như đến các tỉnh khác của khu vực, phục vụ cho tàu tổng hợp, container đến 100.000 tấn, tàu hàng rời đến 160.000 tấn. 

Bộ Giao thông vận tải được giao nghiên cứu, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch và đề xuất cơ chế, kêu gọi đầu tư bến cảng Trần Đề bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Bến cảng cửa ngõ ĐBSCL nếu được Thủ tướng chấp thuận bổ sung quy hoạch và kêu gọi đầu tư thành công sẽ đáp ứng cho các tàu trọng tải lớn trên 100.000 tấn, hình thành các tuyến vận tải biển xa phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho vùng ĐBSCL mà không phải gom hàng tại khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải hoặc các cảng biển trung chuyển quốc tế tại khu vực. 

Bên cạnh đó, tuyến luồng kênh Quan Chánh Bố vào khu vực bến cảng Cái Cui và các bến cảng thuộc cảng biển Cần Thơ vẫn tiếp tục được khai thác với vai trò là khu bến vệ tinh, thực hiện gom hàng tới các bến cảng cửa ngõ cũng như vận tải hàng hóa với các tuyến vận tải cự ly ngắn.

Do đó, kết hợp khai thác đồng thời cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL với gam tàu trọng tải đến 100.000 tấn hoặc hơn để phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp đi các tuyến biển xa cùng với khu bến cảng Cái Cui, cảng biển Cần Thơ tiếp nhận gam tàu dưới 20.000 tấn phục vụ vận tải hàng hóa đi các tuyến biển gần (nội Á) và gom hàng tới các bến cảng cửa ngõ, bến cảng trung chuyển quốc tế sẽ đảm bảo khả năng đáp ứng nhiều chủng loại tàu có trọng tải khác nhau vào khu vực này. 

Về các dự án điện chậm tiến độ của ĐBSCL, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói gì?

Về các dự án điện chậm tiến độ của ĐBSCL, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói gì?

Phát triển bền vững -  4 năm

ĐBSCL không còn đủ điều kiện để phát triển điện than. Trong khi đó, nhiều dự án điện từ năng lượng tái tạo lại đang chậm tiến độ, dẫn đến nguy cơ thiếu điện ở khu vực này tăng cao.

Các dự án gắn với phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL của Novaland

Các dự án gắn với phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL của Novaland

Bất động sản -  5 năm

Sau 27 năm thành lập, đến nay Tập đoàn Novaland đã cung cấp hơn 23.000 sản phẩm góp vào quỹ nhà ở TP.HCM và đang triển khai các Khu đô thị vệ tinh tại Đồng Nai, các các dự án phát triển du lịch theo chuẩn quốc tế tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa.

ĐBSCL sẽ có thêm ít nhất 880 triệu USD cho phát triển bền vững

ĐBSCL sẽ có thêm ít nhất 880 triệu USD cho phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 năm

Từ năm 2015 tới nay, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã huy động khoảng 1,6 tỷ USD cho các hoạt động tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phần lớn gắn với phát biển bền vững để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ trưởng Giao thông giải đáp 'điểm nghẽn' trong phát triển của ĐBSCL

Bộ trưởng Giao thông giải đáp 'điểm nghẽn' trong phát triển của ĐBSCL

Tiêu điểm -  5 năm

ĐBSCL đang có nhiều tiềm năng như xuất khẩu gạo, trái cây, thuỷ sản với khối lượng lớn. Nhưng hàng hoá này đa số phải vận chuyển lên TP.HCM vì ở đây mới có tàu lớn. ĐBSCL có 21 cảng, nhưng cảng lớn nhất chỉ phục vụ cho tàu 20.000 tấn.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".