Đại sứ Nhật Bản: Cần nâng cao tính cạnh tranh của Chính phủ Việt Nam

Phương Anh Thứ sáu, 12/01/2018 - 11:43

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần cải thiện năng suất lao động và nâng cao tính cạnh tranh của bản thân Chính phủ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio nhìn nhận.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio.

Theo ông Kunio, không chỉ có khu vực tư nhân mà ngay cả Chính phủ Việt cũng cần cải thiện tính cạnh tranh, tức là tăng khả năng hỗ trợ khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, cần có những cải cách quốc doanh nhằm hướng tới tương lai tốt đẹp hơn đối với bản thân Việt Nam.

Đại sứ Nhật Bản cũng khẳng định, Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản, cùng chia sẻ lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia. Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong vấn đề năng suất lao động nói riêng và các lĩnh vực khác mà Nhật Bản có thể.

Đối với vấn đề cải thiện năng suất của người lao động, ông Kunio cho rằng, Việt Nam cần nâng cao nhận thức trên toàn bộ cộng đồng, xây dựng một chiến dịch toàn quốc để đẩy mạnh ý thức, nhận thức của người dân về tăng năng suất lao động, đưa chiến dịch lan rộng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, năng suất của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Năng suất lao động toàn nền kinh tế tính theo giá hiện hành năm 2017 ước đạt 93,2 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 4.159 USD/lao động).

Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD. 

Năng suất này chỉ bằng 7% của Singapore - 17,6% của Malaysia - 36,5% của Thái Lan - 42,3% của Indonesia - 56,7% của Philippines và còn thấp hơn cả Lào (chỉ bằng 87,4%).

Một nghiên cứu của World Bank cũng cho biết, chênh lệch mức năng suất lao động (tính theo PPP năm 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333 USD năm 2016.

Tương tự, của Malaysia từ 39.806 USD lên 46.190 USD; Thái Lan từ 14.591 USD lên 17.208 USD; Indonesia từ 10.100 USD lên 13.496 USD; Philippines từ 6.691 USD lên 7.561 USD và Lào từ 220 USD lên 1.422 USD. 

Giáo sư Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản nhìn nhận, nâng cao năng suất lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam hiện nay. Một Chính phủ khôn ngoan là một Chính phủ xây dựng được các doanh nghiệp cạnh tranh.

Theo ông Ohno, nền kinh tế cần sự năng động của khu vực tư nhân. Việt Nam cần phải có một tầm nhìn rõ ràng, có chiến lược thu hút vốn nhưng phải có sự lựa chọn và đi cùng với đó là phát triển năng lực địa phương.

Bên cạnh đó, Việt Nam nên có báo cáo về năng suất bao gồm dữ liệu của Việt Nam, của các quốc gia khác và các giải pháp cụ thể liên quan đến chính sách.

Tại hội thảo “Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hóa” trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế lần thứ hai, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương Ngô Văn Tuấn khẳng định, cải thiện năng suất lao động không chỉ nằm ở việc nâng cao năng suất của người lao động mà còn phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, năng suất vốn.

Theo ông Tuấn, quan trọng nhất là phải nâng cao được năng suất các yếu tố tổng hợp và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Việc cải thiện năng suất chính là nền tảng nâng cao năng lực cạnh tranh của mọi quốc gia, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. 

GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động

GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động

Leader talk -  7 năm
Theo GS. Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, năng suất lao động của Việt Nam hiện có tăng nhưng vẫn thấp, cần đặt ra mục tiêu cao hơn.
GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động

GS. Kenichi Ohno: Việt Nam cần đặt mục tiêu cao tăng năng suất lao động

Leader talk -  7 năm
Theo GS. Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, năng suất lao động của Việt Nam hiện có tăng nhưng vẫn thấp, cần đặt ra mục tiêu cao hơn.
Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Cách nào để nâng cao năng suất lao động xã hội của Việt Nam?

Leader talk -  7 năm

Nếu không tập trung vào nhìn nhận và tìm cách phát huy vai trò trí thức từ xã hội, Việt Nam vẫn chỉ có thể dựa vào lao động trực tiếp để cải thiện năng suất lao động xã hội!

Giáo sư Ohno: Năng suất lao động thấp tạo áp lực đến tăng trưởng kinh tế

Giáo sư Ohno: Năng suất lao động thấp tạo áp lực đến tăng trưởng kinh tế

Leader talk -  7 năm

Giáo sư Kenichi Ohno, một trong những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản tham gia vào xây dựng và tư vấn Chính phủ Việt Nam chiến lược phát triển kinh tế các ngành công nghiệp trong suốt gần hai thập kỷ qua, trao đổi với TheLEADER về mối tương quan giữa năng suất lao động với tăng lương và tăng trưởng kinh tế.

Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound đến Đà Nẵng

Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound đến Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Mô hình semi-compound mà Sun Property (thành viên Sun Group) tiên phong phát triển tại Sun Symphony Residence đã định hình chuẩn sống cao cấp, thời thượng cho cư dân thành đạt tại Đà Nẵng.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 [Infographics]

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 [Infographics]

Tiêu điểm -  18 giờ

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. GDP cả năm tăng hơn 7%. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, thể hiện qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và năng suất lao động tăng gần 6%.

GDP năm 2024 tăng 7,09%

GDP năm 2024 tăng 7,09%

Tiêu điểm -  21 giờ

GDP năm 2024 tăng hơn 7% nhờ sự phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh mẽ từ khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Diễn đàn quản trị -  22 giờ

Văn hóa doanh nghiệp 2025 tập trung vào trải nghiệm nhân viên, đổi mới sáng tạo và xây dựng tổ chức học tập trong kỷ nguyên số.

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân. Chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện tình trạng bệnh lý và lên kế hoạch điều trị phù hợp, qua đó, “trang bị” sức khỏe cho năm mới 2025.

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tiêu điểm -  22 giờ

Để phát triển nhân lực cho điện hạt nhân, cần hình thành hệ sinh thái, chuẩn bị đa dạng về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý vận hành…

'Điểm rơi' trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

'Điểm rơi' trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

Nhịp cầu kinh doanh -  23 giờ

Khu Tây TP.HCM, với tiềm năng phát triển hạ tầng và tiện ích vượt trội, đang được ví như một “điểm rơi” mới đầy hấp dẫn trên bản đồ bất động sản.