Tiêu điểm
Thị trường đồ ăn nhẹ của Việt Nam vượt 1 tỷ USD
Orion và Oshi là hai thương hiệu lớn nhất chiếm lần lượt 18% và 17% thị phần.
Theo báo cáo của Orion, đến hết quý III/2017, tại phân khúc đồ ăn nhẹ của thị trường Việt Nam, doanh nghiệp chiếm 18% thị phần, tương đương 207 triệu USD.
Tiếp sau đó là Liwayway (Oshi) của Philippines (17%), Mondelez Kinh Đô của Việt Nam (12%) và Pepsi (5%).
Nhà sản xuất thực phẩm và đồ ăn Hàn Quốc đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động của công ty Orion Food VINA tại Việt Nam, nhằm tận dụng lợi thế phát triển nhanh của thị trường bánh kẹo tại đây.
Tuy nhiên, Orion cũng đang xem xét khả năng các vụ mua lại đối với các doanh nghiệp bánh và kem nhằm mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam.
Những cuộc mua bán này cũng sẽ giúp Orion đẩy mạnh hoạt động tại nước ngoài trong giai đoạn đầu vì các doanh nghiệp được mua lại sở hữu khách hàng mục tiêu và kênh phân phối tương tự với hoạt động kinh doanh chính của Orion.
Sức hút của thị trường Việt Nam đến từ nền kinh tế phát triển nhanh cùng với dân số trẻ. Theo đó, Orion đang tập trung mở rộng phạm vi kinh doanh sang nhiều lĩnh vực để cạnh tranh với các nhà sản xuất bánh kẹo khác trong việc cung cấp nhiều loại sản phẩm cũng như các thương hiệu thực phẩm và đồ uống toàn cầu tại Việt Nam.
Ngoài Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga, Việt Nam cũng là khu vực quan trọng đối với Orion trong việc mở rộng. Tuy vậy, hiện Orion chưa có kế hoạch cụ thể cho việc sáp nhập và mua lại (M&A).
Orion có tổng vốn hóa thị trường 4,4 tỷ USD và chủ yếu mở rộng thông qua việc ra mắt các sản phẩm mới hoặc mở rộng mạng lưới đã phát triển tại khu vực Đông Nam Á.
Orion Food VINA được thành lập vào năm 2005 từ 100% vốn sở hữu từ Orion với mục đích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang các nước Đông Nam Á lân cận. Các sản phẩm nổi bật của Orion có thể nhắc tới như ChocoPie hay các món khoai tây ăn nhẹ như Pocachip.
Theo báo cáo tài chính của Orion năm 2016, Orion Food VINA đã đạt được lợi nhuận ròng 23,2 triệu USD. Dự kiến trong năm nay, công ty này sẽ đạt mức doanh thu 221 triệu USD, tăng khoảng 20% so với năm ngoái.
CJ Hàn Quốc lên kế hoạch rót thêm hơn 200 triệu USD vào Việt Nam
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?