Uber có thể sẽ rời Đông Nam Á, bán lại hoạt động cho Grab
Dạ Vũ
Thứ tư, 22/11/2017 - 09:16
Theo thông tin mới đây, SoftBank có khả năng sẽ hợp nhất Uber với các hãng gọi xe khác mà SoftBank đang sở hữu sau khi hoàn thành khoản đầu tư vào hãng này. Theo đó, hãng có thể sẽ rút khỏi thị trường Đông Nam Á.
Uber hiện phải đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường Đông Nam Á. Ảnh: Northglen News
Ngày 12/11 vừa qua, Uber cho biết kế hoạch hợp nhất đang được SoftBank và Dragoneer Investment Group thúc đẩy. Theo đó, khoản đầu tư vào Uber sẽ được tăng từ 1 tỷ USD lên 1,25 tỷ USD và 17% cổ phiếu sẽ được mua thông qua giao dịch thứ cấp.
Ông Vinnie Lauria, một thành viên sáng lập của công ty đầu tư mạo hiểm Golden Gate Ventures đã đầu tư vào hơn 30 doanh nghiệp khắp châu Á nghĩ rằng, Uber sẽ rút khỏi khu vực Đông Nam Á. "Tôi không thể nói một cách chắc chắn, nhưng tôi cảm thấy khá tự tin rằng sau phiên giao dịch giữa SoftBank và Uber, khả năng cao Uber sẽ bán các hoạt động tại Đông Nam Á cho Grab hoặc Didi của Trung Quốc".
SoftBank hiện cũng là nhà đầu tư lớn cho các đối thủ của Uber ở châu Á, bao gồm Grab tại Đông Nam Á, DiDi Chuxing tại Trung Quốc và Ola ở Ấn Độ. Cuộc chiến giữa những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ gọi xe tại châu Á ngày càng khốc liệt với việc thu hút cả người lái xe và người sử dụng thông qua các khoản giảm giá và khuyến mãi bất chấp sự sa sút trong lợi nhuận.
Với vai trò là nhà đầu tư lớn của Uber và Grab, SoftBank được cho là sẽ có vai trò chủ yếu trong việc hợp nhất hai hãng này.
Với doanh thu 68 tỷ USD, Uber hiện là công ty khởi nghiệp có giá nhất hành tinh nhưng sự định giá cao cũng tạo cho Uber không ít áp lực và hãng này thậm chí còn dự định sẽ thiết lập thêm các thị trường mới.
Việc kết hợp Grab và Uber sẽ tạo nên nhiều ý nghĩa tại thị trường Đông Nam Á nhưng hiện nay vẫn chưa rõ là SoftBank đã bàn bạc hay đưa ra bất cứ một thỏa thuận nào với Uber hay chưa bởi sự đầu tư của SoftBank vào hãng này vẫn chưa được hoàn thiện.
Vụ hợp nhất sẽ giúp Uber tạo ra lợi nhuận để cắt giảm các khoản lỗ cũng như tạo tiền đề cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) dự kiến năm 2019.
Trong khi Uber phải đối mặt với nhiều khó khăn và thua lỗ cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến luật lệ địa phương tại thị trường Đông Nam Á thì Grab, với sự hỗ trợ từ SoftBank và DiDi đã mở rộng thị phần và trở thành dịch vụ gọi xe phổ biến hàng đầu tại đây.
Uber Technologies đã chấp thuận đề xuất của Tập đoàn viễn thông Nhật Bản SoftBank Group Corp. trong việc mua khối cổ phần trị giá hàng tỷ đô la của công ty cung cấp dịch vụ gọi xe, tạo tiền đề cho một trong những thỏa thuận khởi nghiệp tư nhân lớn nhất từ trước tới nay.
Uber đã ký thỏa thuận với Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vào hôm thứ Tư (8/11) để phát triển các hệ thống giao thông cho dự án xe bay mà họ hy vọng sẽ có thể bắt đầu thử nghiệm vào năm 2020.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.