Việt Nam thuộc Top 3 nước tăng lương toàn cầu năm 2018

Minh Hoàng Thứ năm, 04/01/2018 - 13:49

Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc sẽ là các nước dẫn đầu mức tăng trưởng tiền lương. Trong khi đó, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu sẽ chứng kiến xu hướng ngược lại.

Người lao động ở châu Á được kỳ vọng sẽ có mức tăng lương thực tế cao nhất thế giới vào năm 2018, nhờ sự tăng trưởng vững chắc và quá trình cải cách cơ cấu kinh tế hiệu quả của khu vực.

Trong khi đó, những người lao động ở Nhật Bản và các nền kinh tế phát triển của phương Tây sẽ kém vui với mức tăng lương trì trệ trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Theo một cuộc khảo sát của công ty nhân sự Korn Ferry, tiến hành với 20 triệu người lao động ở 25.000 công ty trên thế giới, mức lương thực tế được điều chỉnh theo lạm phát sẽ tăng 2,8% ở châu Á trong năm nay.

Nhưng người lao động châu Á không nên quá vui mừng. Mức tăng lương này thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,3% trong năm trước, vì tăng trưởng kinh tế trong khu vực dự kiến sẽ giảm so với tốc độ mạnh mẽ của năm ngoái, bên cạnh đó, lãi suất được kỳ vọng sẽ tăng cao hơn và xuất khẩu tăng trưởng chậm hơn. 

Lạm phát được dự kiến tăng trở lại cũng là lý do chính làm giảm sức mua của người tiêu dùng.

Những người dẫn đầu

Mức tăng tiền lương hàng đầu ở châu Á sẽ được dẫn dắt bởi Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan.

Việt Nam nằm trong top 3 nước dẫn đầu mức tăng tiền lương toàn cầu năm 2018

Tại Ấn Độ, mức lương thực tế sẽ tăng 4,7% vào năm 2018. Quốc gia Nam Á này tiếp tục giữ được đà phục hồi sau những sự gián đoạn từ chính sách cấm lưu thông các loại tiền tệ mệnh giá lớn do Thủ tướng Narendra Modi ban hành vào năm 2016.

Theo ngân hàng HSBC, người lao động ở Việt Nam sẽ có mức tăng lương tương tự, vì tiêu dùng cá nhân và xuất khẩu gia tăng trở thành động cơ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với các mối lo ngại về nợ công cao và dấu hiệu bong bóng thị trường bất động sản.

Tại Thái Lan, mức lương cũng sẽ gia tăng nhờ nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng vững chắc khi nước này tiếp tục được hưởng lợi từ vị thế trung tâm sản xuất khu vực.

Ở Trung Quốc, mức lương thực tế dự kiến sẽ tăng 4,2% từ mức 4,0% trong năm ngoái. Các nhà kinh tế tại Moody's dự đoán Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tài chính chủ động trong năm 2018 nhằm giải quyết tình trạng quá tải biên chế trong các doanh nghiệp nhà nước và mở rộng sự cạnh tranh cao hơn trong nền kinh tế.

Áp lực lạm phát

Công ty Korn Ferry nhận định, sự mở rộng kinh tế mạnh mẽ đang làm gia tăng áp lực lạm phát tại các quốc gia có mức lương cao ở Đông Nam Á và Trung Quốc, làm giảm lợi nhuận thực tế. Ngân hàng Standard Chartered cũng dự báo lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong năm 2018,.

Capital Economics cũng cho rằng lạm phát có thể sẽ tăng. Hãng này dự báo giá dầu sẽ giảm, trong khi lãi suất tăng và tăng trưởng xuất khẩu chậm lại sẽ cản trở sự tăng trưởng chung của khu vực.

Một điều chắc chắn khác là các nền kinh tế phát triển sẽ không có mức lương tăng đủ lớn để bù đắp cho mức tăng lạm phát. Theo đó, mức tăng lương ở Úc chỉ là 0,4%, Đức tăng 0,8% và Anh tăng 0,5%.

Tăng mức lương tối thiểu vùng kể từ 1/1/2018

Tăng mức lương tối thiểu vùng kể từ 1/1/2018

Tiêu điểm -  7 năm

Sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.760.000 đến 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound đến Đà Nẵng

Sun Symphony Residence tiên phong đem mô hình semi-compound đến Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Mô hình semi-compound mà Sun Property (thành viên Sun Group) tiên phong phát triển tại Sun Symphony Residence đã định hình chuẩn sống cao cấp, thời thượng cho cư dân thành đạt tại Đà Nẵng.

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 [Infographics]

Toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2024 [Infographics]

Tiêu điểm -  14 giờ

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng kinh tế Việt Nam năm 2024 tăng trưởng tích cực, quý sau cao hơn quý trước. GDP cả năm tăng hơn 7%. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, thể hiện qua chỉ tiêu GDP bình quân đầu người và năng suất lao động tăng gần 6%.

GDP năm 2024 tăng 7,09%

GDP năm 2024 tăng 7,09%

Tiêu điểm -  18 giờ

GDP năm 2024 tăng hơn 7% nhờ sự phục hồi tích cực và tăng trưởng mạnh mẽ từ khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Ưu tiên trong phát triển văn hóa doanh nghiệp 2025

Diễn đàn quản trị -  18 giờ

Văn hóa doanh nghiệp 2025 tập trung vào trải nghiệm nhân viên, đổi mới sáng tạo và xây dựng tổ chức học tập trong kỷ nguyên số.

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Gần 2.700 người dân được phát hiện dương tính với vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân. Chương trình đã giúp nhiều người kịp thời phát hiện tình trạng bệnh lý và lên kế hoạch điều trị phù hợp, qua đó, “trang bị” sức khỏe cho năm mới 2025.

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tìm nhân lực cho điện hạt nhân

Tiêu điểm -  19 giờ

Để phát triển nhân lực cho điện hạt nhân, cần hình thành hệ sinh thái, chuẩn bị đa dạng về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, quản lý vận hành…

'Điểm rơi' trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

'Điểm rơi' trong chu kỳ mới của thị trường bất động sản

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Khu Tây TP.HCM, với tiềm năng phát triển hạ tầng và tiện ích vượt trội, đang được ví như một “điểm rơi” mới đầy hấp dẫn trên bản đồ bất động sản.