Doanh thu khách sạn sụt giảm thê thảm

An Chi Thứ năm, 07/05/2020 - 10:24

Công suất phòng và giá thuê phòng khách sạn được dự báo sẽ giảm mạnh trong năm nay.

Công suất phòng khách sạn thấp kỷ lục

Do phụ thuộc vào khách du lịch quốc tế nên kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đã suy giảm nghiêm trọng trong những tháng đầu năm.

Theo CBRE, giá phòng khách sạn bình quân tại Hà Nội trong quý đầu năm giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 115,2 USD. Công suất phòng bình quân cũng chỉ đạt 51,2%, giảm 28,9% so với cùng kỳ. 

Hầu hết khách sạn tại TP. HCM ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm khi giá phòng bình quân đạt 110,3 USD trong quý vừa qua, giảm 12,7% so với cùng kỳ năm trước; trong khi công suất phòng chỉ ở mức 42%, giảm 28,4% so với cùng kỳ.

Tuy các khách sạn vẫn được lấp đầy khoảng 50% vào tháng 2 nhưng công suất phòng tháng 3 đã giảm mạnh 56,2% so với cùng kỳ năm trước khi các biện pháp giãn cách xã hội ngày càng được thắt chặt.

Chỉ số doanh thu trên số phòng trong quý I chỉ đạt 46,3 USD, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm trước. 

Nguyên nhân là do lượng khách du lịch đến Việt Nam giảm mạnh khi ngừng các chuyến bay từ Trung Quốc vào cuối tháng 1, từ Hàn Quốc vào đầu tháng 3 và đến cuối tháng 3 dừng tất cả các chuyến bay quốc tế và nhập cảnh của người nước ngoài.

Trong ba tháng đầu năm, cả nước chỉ tiếp đón 3,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt khách du lịch nội địa cũng giảm 18% so với cùng kỳ. Nhiều sự kiện du lịch quan trọng như Hanoi Formula 1 Grand Prix đã bị hoãn hoặc hủy bỏ.

Tại Hà Nội, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh đã buộc chính quyền thành phố phải ban hành lệnh tạm ngừng hoạt động kinh doanh du lịch từ cuối tháng 3 và tạm dừng thi công các dự án trong giai đoạn cách ly kể từ đầu tháng 4. 

Do tâm lý e ngại di chuyển lan rộng, CBRE dự báo ngành du lịch cần khá nhiều thời gian để hồi phục. Thị trường có thể phục hồi nhanh chóng hơn khi các doanh nghiệp quốc tế bắt đầu trở lại hoạt động bình thường.

Khách nội địa và sau đó là khách quốc tế từ khu vực Đông Bắc Á, được kỳ vọng sẽ là yếu tố dẫn dắt giai đoạn đầu của quá trình phục hồi sau khi đại dịch được kiểm soát.

Theo dự báo của CBRE, nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 6/2020, giá phòng bình quân cho năm 2020 sẽ giảm 8 - 13%, công suất phòng cho năm 2020 sẽ giảm 46 - 51% so với cùng kỳ.

Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát vào tháng 9/2020, giá phòng bình quân  và công suất phòng sẽ giảm mạnh hơn, lần lượt là 15 - 20% và  50 - 55% so với năm trước.

Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính thiệt hại cho ngành du lịch trong giai đoạn từ tháng 2 - 4/2020 có thể lên đến 5,9-7,7 tỷ USD. Các khách sạn, công ty lữ hành và công ty du lịch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong giai đoạn này. 

Nhiều khách sạn đã phải đi từ rút ngắn thời gian làm việc của nhân viên, sa thải nhân viên, đến việc tạm thời đóng cửa khách sạn khi quá trình vận hành không thể mang lại mức hòa vốn tối thiểu.

Tại TP. HCM, nhiều công trình khách sạn cũng phải tạm ngưng hoạt động xây dựng nên việc khai trương các khách sạn mới có thể sẽ bị trì hoãn.

Doanh thu khách sạn sụt giảm thê thảm
Hầu hết các khách sạn hoạt động cầm chừng từ đầu năm đến nay

Tổng cục Du lịch đưa ra hai kịch bản cho du lịch Việt Nam trong năm nay. Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 6/2020, lượt du khách quốc tế trong năm 2020 dự kiến giảm 70% so với năm 2019.

Nếu dịch bệnh được kiểm soát vào tháng 9/2020, lượt du khách quốc tế trong năm 2020 dự kiến giảm 75% so với năm trước.

Trong bất kỳ trường hợp nào, năm 2020 sẽ chứng kiến sự sụt giảm chưa có tiền lệ về lượng khách du lịch, dẫn đến việc suy giảm trầm trọng công suất phòng khách sạn. Ngoài ra, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. 

Hoạt động đầu tư khách sạn trầm lắng

Tương tự như những diễn biến trên thị trường khách sạn, từ đầu năm 2020, dưới tác động của dịch Covid-19, các hoạt động giao dịch khách sạn/đất phát triển dự án khách sạn cũng đang bị chững lại. 

Trong khi trước đó, năm 2019, thị trường giao dịch khách sạn/đất phát triển dự án khách sạn đã hoạt động rất nhộn nhịp, với một số giao dịch đã được hoàn thành, trải khắp từ Hà Nội, Hải Phòng đến Nha Trang, Bà Rịa-Vũng Tàu và Phú Quốc. Giá trị giao dịch được ghi nhận ở mức 159-224 nghìn USD/phòng đối với những khách sạn đã hoạt động.

Theo ông Robert McIntosh, Giám đốc Điều hành của CBRE Hotels Asia Pacific, nhận xét: ”Khi tình hình hoạt động trong ngắn hạn của thị trường khách sạn giảm xuống mức thấp kỷ lục, trong khi không có sự chắc chắn về việc phải mất bao lâu để thị trường phục hồi hoàn toàn, kỳ vọng về giá trong các thương vụ khách sạn sẽ giảm xuống". 

Dự kiến các khách sạn phụ thuộc nhiều hơn vào phân khúc khách du lịch quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với những khách sạn có nguồn khách doanh nghiệp mạnh.

Đầu quý II/2020, CBRE Việt Nam nhận thấy có sự gia tăng nhu cầu đến từ bên mua từ các đơn vị tìm kiếm tài sản đang gặp khó khăn về dòng tiền, trong khi số lượng tài sản có nhu cầu bán ở phân khúc 4 và 5-sao là không đáng kể. 

Nguyên nhân là do chủ sở hữu/chủ đầu tư ở các phân khúc này thường là những tập đoàn lớn có đủ dự trữ vốn để vượt qua đợt khủng hoảng này. Một số khách sạn cao cấp đang được chào bán hiện nay thực ra đã được mở bán từ trước khi dịch bệnh xảy ra.

Thời kỳ u tối của ngành khách sạn

Thời kỳ u tối của ngành khách sạn

Tiêu điểm -  4 năm
Ngay cả những thương hiệu khách sạn nổi tiếng thế giới cũng buộc phải 'thắt lưng buộc bụng' khi các quốc gia hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 lan rộng.
Thời kỳ u tối của ngành khách sạn

Thời kỳ u tối của ngành khách sạn

Tiêu điểm -  4 năm
Ngay cả những thương hiệu khách sạn nổi tiếng thế giới cũng buộc phải 'thắt lưng buộc bụng' khi các quốc gia hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 lan rộng.
Du lịch làm gì để tăng tốc sau đại dịch

Du lịch làm gì để tăng tốc sau đại dịch

Leader talk -  4 năm

Trong đại dịch Covid-19, du lịch là ngành tổn thất đầu tiên, nặng nề nhất và phục hồi chậm nhất. Để trở lại bình thường, nhất là mảng quốc tế, phải mất cả năm, với điều kiện kinh tế các nước không suy thoái.

Quảng bá du lịch quốc gia mùa đại dịch

Quảng bá du lịch quốc gia mùa đại dịch

Leader talk -  4 năm

Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế và được quốc tế thường xuyên nhắc tên, việc thiếu quan tâm đến hoạt động marketing du lịch có thể làm cho chúng ta trở thành kẻ đi trước mà lại về sau trong cuộc đua dành được những khách hàng đầu tiên sau đại dịch và phục hồi, phát triển ngành du lịch quốc gia.

Quảng Ninh mở cửa du lịch trở lại từ 1/5

Quảng Ninh mở cửa du lịch trở lại từ 1/5

Tiêu điểm -  4 năm

Quảng Ninh cho phép các hoạt động du lịch, cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ được hoạt động trở lại từ 1/5.

Lộ trình phục hồi cho ngành du lịch

Lộ trình phục hồi cho ngành du lịch

Tiêu điểm -  4 năm

Dịch bệnh vẫn phức tạp ở các quốc gia bên ngoài, dẫn tới khả năng kéo dài việc hạn chế các chuyến bay quốc tế cho đến cuối năm.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  3 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  4 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  5 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  7 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  8 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.