5 cách vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng tài sản trí tuệ
Hường Hoàng
Thứ ba, 31/01/2023 - 14:31
Các nhà sáng lập khởi nghiệp cần lên kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ từ sớm, bởi sản phẩm và dịch vụ của những kẻ sao chép chẳng bao giờ thua quá xa người tiên phong.
Cựu võ sĩ chuyên nghiệp người Mỹ Mike Tyson từng nói: "Ai cũng có một kế hoạch cho đến khi họ bị đấm vào miệng." Ông đã đúng. Đồng thời, câu nói này cũng rất đúng với các công ty khởi nghiệp.
Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thành công, những người khác sẽ cố gắng bắt chước. Vậy, bạn đã chuẩn bị gì chưa? Nếu không có một chiến lược quản trị sở hữu trí tuệ phù hợp, những sản phẩm và công nghệ mới của bạn có thể sẽ nhanh chóng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm thế rằng những người khác sẽ cố gắng sao chép những thành quả lao động không ngừng nghỉ của bạn.
Có một thực tế là con đường ít rủi ro nhất dẫn đến thành công là con đường bắt chước. Điều quan trọng là doanh nghiệp cầnhạn chế rủi ro này. Nhiều công ty khởi nghiệp không lường trước được khả năng bị xâm phạm tài sản trí tuệ nên không chuẩn bị cho nó.
Rơi vào tình huống đó, những công ty khởi nghiệp mất cảnh giác có thể phải sớm đầu hàng. Ông Stephen Key, doanh nhân kiêm nhà lập chiến lược tài sản trí tuệ nổi tiếng, đồng thời là nhà đồng sáng lập công ty tư vấn chiến lược về sở hữu trí tuệ inventRight, đã đề xuất 5 chiến lược để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp quản lý tài sản trí tuệ.
Đầu tiên, về sáng chế, khi được soạn thảo chính xác, đơn xin cấp bằng sáng chế có thể giúp doanh nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu ý tưởng và giành chiến thắng trong cuộc chiến giành quyền nhận doanh thu cấp phép.
Để soạn thảo đơn đăng ký một cách chính xác, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào luật sư sáng chế hoặc đại diện sáng chế, mà còn phải cung cấp cho những cá nhân, tổ chức này các thông tin chính xác.
1. Hiểu về điểm khác biệt của mình trên thị trường
Doanh nghiệp cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ ý tưởng của mình. Cuộc chiến đầu tiên mà doanh nghiệp gặp phải là với những người thẩm định bằng sáng chế. Để được cấp bằng sáng chế, sản phẩm, công nghệ, quy trình đó phải có tính mới. Việc mô tả tính mới, tính độc đáo của sản phẩm một cách rõ ràng là điều rất quan trọng.
Cách tốt nhất để khiến doanh nghiệp đó trở nên khác biệt hơn đó là tăng cường gấp đôi những điểm khác biệt đó. Trước tiên, hãy phân tích xem ý tưởng của doanh nghiệp mình khác biệt như thế nào so với những sản phẩm hiện có. Điều gì làm cho ý tưởng đó không chỉ khác biệt, mà còn tốt hơn?
Sau đó, doanh nghiệp cần tra cứu kỹlưỡng các tác phẩm gốc (prior art). (Tác phẩm gốc là bằng chứng cho thấy ý tưởng của doanh nghiệp không có tính mới và không chỉ xảy ra trong lĩnh vực sáng chế). Những người thẩm định bằng sáng chế sẽ viện dẫn các tác phẩm gốc để từ chối một số hoặc tất cả những yêu cầu trong đơn xin cấp bằng sáng chế của doanh nghiệp.
Đừng sợ khi phát hiện ra những ý tưởng tương tự mình đã được các cá nhân, tổ chức khác thực hiện trước đó. Thay vào đó, hãy sử dụng những gì mà mình tìm được từ tác phẩm gốc để vạch ra con đường thành công phía trước. Đâu là những trở ngại mà doanh nghiệp cần phải vượt qua trong quá trình đăng ký bằng sáng chế? Ghi chú và khắc phục những vấn đề đó trong quá trình nộp đơn sáng chế. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể ngăn chặn được cuộc chiến từ trước khi nó bắt đầu.
Trong hầu hết các trường hợp, những nhà đầu tư tiềm năng và/hoặc người được cấp phép sẽ tìm thấy những tác phẩm gốc và hỏi doanh nghiệp về nó. Hãy chủ động chuẩn bị sẵn câu trả lời. Nhờ đó, bạn có thể biến các tác phẩm gốc thành một điểm thuận lợi để bán hàng (selling point) theo cách này.
2. Cố gắng "ăn cắp ý tưởng của chính mình"
Các đối thủ cạnh tranh luôn muốn chiếm lấy thị trường của bạn. Họ tìm cách lợi dụng tài sản trí tuệ của bạn. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần suy nghĩ nhanh hơn đối thủ của họ.
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể đánh cắp những ý tưởng sáng tạo của chính mình? Hãy tưởng tượng ra tất cả những cách mà các đối thủ cạnh tranh có thể làm để lợi dụng các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nhưng vẫn có thể tránh được việc vi phạm quyền theo luật. Sau đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các thông tin này cho những người làm công tác bảo vệ quyền sáng chế để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh thực hiện hành vi này.
3. Tìm cách tối ưu hóa quá trình sản xuất
Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể tránh được trường hợp bị các đối thủ khác cạnh tranh về giá. Hầu hết các đơn đăng ký bằng sáng chế không xem xét tính thương mại của công nghệ. Đây là một sự thiếu sót nghiêm trọng.
Trước khi nộp đơn đăng ký bằng sáng chế, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên liệu và quy trình để tối ưu hóa quy trình sản xuất của mình một cách hiệu quả nhất. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ ít bị thua cuộc hơn chỉ vì giá. Vậy đó, đôi khi cách tốt nhất để chúng ta chiến đấu là không tham gia trực tiếp vào cuộc đấu.
4. Xây dựng hệ thống tài sản trí tuệ
Ngoài việc nộp đơn xin cấp bằng sáng chế (quyền sở hữu trí tuệ về chức năng của sản phẩm), doanh nghiệp nên cân nhắc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (quyền sở hữu trí tuệ về hình thức bên ngoài của sản phẩm). Việc xây dựng kế hoạch bảo hộ bí mật thương mại (trong đó có cả bí quyết sản xuất) một cách toàn diện là một hoạt động rất có giá trị.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đừng quên đăng ký nhãn hiệu và đăng ký bản quyền đối với những tài liệu tiếp thị của mình một cách nhanh chóng bởi vì đây là các công cụ ngăn chặn việc sao chép trực tuyến rất hiệu quả.
5. Tiếp cận thị trường nhanh hơn
Đôi khi, bán sớm và bán nhanh sản phẩm là cách tốt nhất để chống lại các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng nên xem xét cấp phép một phần hoặc tất cả công nghệ của mình. Thông thường cấp phép là con đường nhanh nhất để tiếp cận thị trường. Ngoài việc cấp phép, doanh nghiệp cũng có thể tạo doanh thu từ việc tự phát triển và kinh doanh công nghệ của riêng mình.
Cuối cùng, doanh nghiệp cũng cần tiếp tục đổi mới để đi đầu trong cuộc cạnh tranh và nộp đơn sở hữu trí tuệ khi cần thiết. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể tìm được những nhà cố vấn đã chiến đấu trong cuộc chiến tốt sở hữu trí tuệ và giành chiến thắng. Từ đó, doanh nghiệp có thể học hỏi được rất nhiều điều từ những sai lầm của người khác và chiến thắng trong cuộc chiến bảo vệ tài sản trí tuệ của riêng mình.
Coca-Cola ra đời vào năm 1886 ở Atlanta. Năm 1985, loại đồ uống này đã có mặt ở tất cả mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, và nhanh chóng được xuất khẩu sang Canada, Cuba và Châu Âu. Tuy vậy, hoạt động đóng chai bên ngoài biên giới chỉ bắt đầu ở Philippines vào năm 1912. Và một trong những vấn đề hãng quan tâm nhất khi sản xuất hàng hóa ở nước ngoài đó là sở hữu trí tuệ.
Việt Nam đã ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy cải cách và thực thi luật sở hữu trí tuệ. Nhưng trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động này còn chậm chạp và có nhiều thiếu sót. Vậy, liệu vụ kiện giữa chú sói Wolfoo của Việt Nam và lợn Peppa Pig của Anh gần đây có góp phần làm thay đổi điều đó?
Bao năm qua, hàng giả, hàng nhái vẫn là một vấn nạn gây bức xúc trong dư luận và làm đau đầu các nhà quản lý. Bên cạnh công tác quản lý, xử lý của các nhà chức trách, các doanh nghiệp, nhà phân phối cần bảo vệ quyền lợi của chính mình thông qua hoạt động sở hữu trí tuệ.
Năm 1950, Hàn Quốc là một trong nhưng nước nghèo nhất thế giới. Và sau 72 năm, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có GDP cao thứ 4 châu Á và cao thứ 10 trên thế giới. Nhiều yếu tố đã đóng góp vào sự thành công của Hàn Quốc, và sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng trong số đó.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.
Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.