Tiêu điểm
5 câu hỏi cần trả lời nếu muốn gọi vốn thành công từ các quỹ ngoại
Để có thể thành công trong công việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết mình là ai, vì sao mình lại quyết định đi gọi vốn, sau khi gọi được vốn mình sẽ sử dụng tiền đó để làm gì...
Gọi vốn luôn là bước đi cần thiết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cũng như thế giới khi muốn phát triển lên tầm cao mới. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những công việc khó khăn nhất đối với nhiều chủ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông David J. Spencer – Cố vấn cao cấp khu vực châu Á của STS Capital Partners – quỹ đầu tư chuyên dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì, nếu giới doanh nhân Việt có thể thực hiện đúng 6 bước dưới đây, chắc chắn nhiệm vụ đó sẽ không còn là “bất khả thi”.
“Trước khi tiến hành gọi vốn, các chủ doanh nghiệp cần trả lời 5 câu hỏi ‘kinh điển’ sau: who – mình là ai, what - vì sao mình muốn gọi vốn, where – mình sẽ đầu tư ở đâu/địa phương nào, when – khi nào mình sẽ đầu tư và chiến lược sử dụng vốn, how – mình sẽ có những hành động cụ thể nào để triển khai chiến lược đó, fair – hợp tác giữa 2 bên có công bằng hay không”, ông David J. Spencer chia sẻ.
“Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, biết mình ở đây sẽ chia ra làm 3 phần: vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, chất lượng nhân sự và độ am hiểu thị trường.
Đầu tiên, doanh nghiệp phải phác thảo cho các nhà đầu tư biết: mình là ai, kinh doanh trong lĩnh vực gì, quy mô như thế nào, ưu điểm và nhược điểm, khả năng lớn mạnh.
Tiếp theo, dù là thời buổi 4.0 hay 5.0, đối với các nhà đầu tư thì con người vẫn là quan trọng nhất; theo đó, bộ phận nhân sự cấp cao vẫn luôn là yếu tố đầu tiên mà họ đánh giá khi được mời chào đầu tư. Lúc nhà đầu tư có ấn tượng tốt về tham vọng cũng như chuyên môn của chủ doanh nghiệp, khả năng gọi vốn đã thành công được 50%.
Trong quá trình tiếp xúc với các doanh nghiệp, ông David J. Spencer đặc biệt đánh giá những đội – team có sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực và thị trường mà họ kinh doanh, biết khách hàng của mình là ai – họ cần gì/muốn gì, đối thủ của mình trên thị trường, có kiến thức sâu rộng về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của mình đang kinh doanh.
Ví dụ: ông David J. Spencer vừa vui vẻ đầu tư vào một doanh nghiệp nhỏ Việt Nam có đội ngũ lãnh đạo khá trẻ nhưng hiểu rất rõ về thị trường nơi lưu trú trong lĩnh vực du lịch.
Câu hỏi thứ hai: vì sao bạn muốn kêu gọi đầu tư? Bạn không thể lấy tiền của nhà đầu tư rồi muốn làm gì thì làm, bạn phải có mục đích cụ thể, như kêu gọi thêm vốn để mở rộng sản xuất – thương mại – dịch vụ: xây thêm nhà máy để đa dạng hóa sản phẩm, mở thêm cửa hàng, xây dựng thêm khách sạn, tấn công thị trường nước ngoài…
Câu hỏi thứ ba: bạn muốn đầu tư số vốn kêu gọi được này vào địa phương nào, vì sao lại thế? Ví dụ: doanh nghiệp muốn xây dựng nhà máy ở khu công nghiệp tại quận Thủ Đức vì ở đó giá thuê đất rẻ, nhân công dồi dào, vận chuyển hàng hóa đến 2 thị trường lớn là TP. HCM hay Đông Nam Bộ thuận lợi… Doanh nghiệp muốn mở thêm homestay tại Hội An vì đây là thành phố du lịch nổi tiếng tại miền Trung, hằng năm thu hút rất nhiều khách đên tham quan và nơi lưu trú dành cho khách du lịch trẻ chưa nhiều.
Câu hỏi thứ tư: khi nào bạn sẽ đầu tư và chiến lược sử dụng vốn? Sau khi được rót tiền, khi nào bạn sẽ bắt đầu xây dựng homestay, homestay khi nào hoàn thành, phương án sale – marketing như thế nào, khi nào thì hoàn vốn… Bạn phải có kế hoạch thực hiện thật chi tiết, vì các nhà đầu tư sẽ thường xuyên kiểm tra hỏi han về tiến độ thực hiện dự án.
Câu hỏi thứ 5: bạn sẽ có những hành động cụ thể nào để triển khai chiến lược đó?
Bạn phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể, ví dụ những hành động sáng tạo gì để lôi kéo khách hàng, khiến khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn chứ không phải người khác. Ưu điểm sản phẩm của bạn là gì? Ví dụ: homestay của tôi tuy giá hơi cao nhưng có nhiều điểm độc đáo, phù hợp với nhu cầu và phong cách của những người Việt trẻ có phương châm làm hết sức – chơi hết mình (work hard – play hard).
Muốn thế, bạn phải có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực kinh doanh và mô hình – nền tảng hoạt động của doanh nghiệp mình, như đã nói ở câu hỏi một.
Câu hỏi cuối cùng: phân chia quyền lợi với nhà đầu tư như thế đã hợp lý và công bằng hay chưa? Trong thực tế, ít khi nhà đầu tư đòi chia lợi nhuận mà thường họ sẽ muốn được chia cổ phần, do họ biết các doanh nghiệp nhỏ trong thời gian mở rộng quy mô công ty thường rất ít lợi nhuận.
Và, để biết phần chia giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư có công bằng hay không, các chủ doanh nghiệp cần phải biết cách định giá công ty đúng.
Theo ông Manoj Menon – Giám đốc chương trình đào tạo chứng chỉ quốc tế về đầu tư - chứng khoán CISI của Công ty GBCC, thì muốn được định giá cao, các chủ doanh nghiệp cần phải quản lý tốt dòng tiền và có nền tài chính minh bạch – rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn phải chắc chắn rằng công ty đang hoạt động, công việc kinh doanh của bạn chạy tốt, đầu tư hôm nay và sẽ kiếm nhiều tiền hơn vào ngày mai. Cuối cùng là tiềm năng thị trường - khả năng scale-up, khả năng kiếm lợi nhuận trong tương lai.
“Việc định giá một công ty, nhất là các công ty startup hay nhỏ thường không dễ dàng, vì chúng ta không phải tính giá trị của nó ở thời điểm hiện tại mà thường là trong tương lai, mà tương lai ai có thể biết trước được?
Ngoài căn cứ vào những yếu tố mà tôi đã nói ở trên, để nâng cao độ chính xác trong việc định giá, các chủ doanh nghiệp còn có thể so sánh doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp tương tự khác trong cùng lĩnh vực, từng được định giá tại Việt Nam”, ông Manoj Menon đề nghị.
Và, theo 2 chuyên gia này, các startup cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nên mạnh dạng gọi vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài, vì khả năng thành công lớn, do các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao thị trường Việt Nam.
Theo đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam bởi ở đây có nhiều cơ hội thành công tuyệt vời, nếu công ty có tiềm năng sẽ phát triển rất nhanh và đây cũng là thời điểm vàng để các công ty Việt mở rộng ra thị trường nước ngoài. Các lĩnh vực đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm: chứng khoán, du lịch, sức khỏe...
Tìm lời giải cho bài toán gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
Áp lực bủa vây gen Z: Doanh nghiệp cần làm gì để giải toả?
Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.
Gen Z mong đợi gì ở nơi làm việc?
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.
Thấu hiểu gen Z: Chìa khoá quản trị hiệu quả nhân sự thế hệ mới
Thấu hiểu và tận dụng những thế mạnh của gen Z, các tổ chức không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy thế hệ người lao động mới phát triển.
Dự kiến giảm lãi suất vay vốn trồng lúa phát thải thấp
Trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao có thể được ưu đãi tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn ít nhất 1%/năm.
Thúc đẩy kinh tế số và hỗ trợ cộng đồng yếu thế
Công ty CP Nghị Lực Sống vừa ký hợp tác cùng BigHeart MCN nhằm đồng hành hỗ trợ cộng đồng yếu thế làm kinh doanh trên nền tảng số.
Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024 được tổ chức ở Brazil và Saudi Arabia
Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024 do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới.
Gen Z đi du lịch: Tiết kiệm mà vẫn độc lạ!
Những vị khách du lịch gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới trong thời đại số, khi tận dụng công nghệ để tối ưu hóa trải nghiệm.