Phát triển bền vững

5 cụm ngành cần ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn

Phạm Sơn Thứ sáu, 22/09/2023 - 12:54

Hàng tiêu dùng nhanh và bao bì, dịch vụ logistics, quản lý nước, xử lý chất thải, năng lượng tái tạo là 5 nhóm ngành được chuyên gia đề xuất ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.

Năng lượng là một trong số những lĩnh vực được đề xuất ưu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Hoàng Anh

Ông Nguyễn Xuân Thành, chuyên gia tại Đại học Fulbright, nhìn nhận, Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn đối với tăng trưởng, do đó cần phải chuyển hướng các động lực tăng trưởng bao gồm tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, chính sách khuyến khích kinh tế tuần hoàn theo hướng dàn trải, phản ứng thụ động sẽ không đem lại hiệu quả cao. Tại diễn đàn Kinh tế xã hội Việt Nam 2023, ông Thành đề xuất chính sách khuyến khích kinh tế tuần hoàn theo cụm ngành, tập trung ưu tiên phát triển 5 cụm ngành để nhanh chóng đạt kết quả.

Thứ nhất, ngành hàng tiêu dùng nhanh và bao bì, trong đó trọng tâm là các chính sách khuyến khích thúc đẩy công nghiệp tái chế. Theo một chuyên gia ngành tái chế, nếu xây dựng được nền công nghiệp tái chế đạt chuẩn riêng đối với nhựa chứ chưa tính đến những loại vật liệu khác, Việt Nam có thể tiết kiệm 3 – 4 tỷ USD mỗi năm.

Thứ hai, dịch vụ logistics, trong đó tập trung thúc đẩy phát triển các công nghệ thông minh trong vận hành hệ thống logistics.

Thứ ba, xử lý chất thải, trọng tâm là khuyến khích chuyển đổi các phương thức xử lý cũ như chôn lấp, đốt bỏ sang thu hồi năng lượng.

Thứ tư, quản lý tài nguyên nước. Ông Thành đề xuất áp dụng cơ chế định giá nước với đầy đủ chi phí kinh tế và xã hội thay vì định giá rẻ như hiện nay.

Cuối cùng là năng lượng tái tạo. Vị chuyên gia đề xuất áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất trong thu hút đầu tư cũng như ưu tiên đầu tư công vào phát triển các dạng năng lượng tái tạo.

Trước đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cũng xây dựng dự thảo về chính sách thử nghiệm kinh tế tuần hoàn, trong đó đề xuất 4 nhóm ngành ưu tiên thử nghiệm bao gồm nông lâm nghiệp; công nghiệp; vật liệu xây dựng và năng lượng.

Các nhóm ngành này được CIEM đề xuất áp dụng các chính sách thử nghiệm liên quan đến huy động tài chính, chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động, chính sách về đất đai, khu công nghiệp và chính sách phân loại xanh.

Cụ thể, CIEM đề xuất, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm kinh tế tuần hoàn có thể được hỗ trợ chi phí thuê chuyên gia, chi phí đào tạo nghề và quản trị doanh nghiệp, được ưu tiên tiếp cận các kênh huy động vốn bền vững, ưu tiên được cấp đất, giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng các dự án.

Việc áp dụng thử nghiệm các ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích tạo ra cơ chế giúp doanh nghiệp an tâm hơn khi triển khai mà không phải lo lắng đến vấn đề thiếu vốn hay rủi ro tài chính. Đây chính là động lực quan trọng để doanh nghiệp mạnh dạn triển khai các sáng kiến, giải pháp.

Mặt khác, các nhóm ngành ưu tiên triển khai kinh tế tuần hoàn cũng được kỳ vọng sẽ có sự chuyển đổi nhanh chóng với nguồn lực phù hợp điều kiện của Việt Nam, từ đó tạo ra giá trị lan tỏa tới toàn nền kinh tế.

Trên cơ sở ưu tiên triển khai thí điểm kinh tế tuần hoàn, nhiều bài học kinh nghiệm có thể được rút ra, làm cơ sở xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế tuần hoàn.

Khởi nghiệp bền vững với giải pháp tuần hoàn

Khởi nghiệp bền vững với giải pháp tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Kinh tế tuần hoàn là cơ hội mới cho các startup khai thác và tạo ra giá trị bền vững về cả kinh tế, môi trường và xã hội.

Cần ‘đo lường’ kinh tế tuần hoàn

Cần ‘đo lường’ kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

Nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn về cả môi trường, xã hội, do đó không thể được phản ánh thông qua những chỉ số thông thường như GDP, GNP…

Tránh 'cha chung không ai khóc' trong triển khai kinh tế tuần hoàn

Tránh 'cha chung không ai khóc' trong triển khai kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  1 năm

TS. Hoàng Dương Tùng đề xuất mỗi bộ cần có một đơn vị riêng phụ trách về kinh tế tuần hoàn để tránh trường hợp “cha chung không ai khóc” sau một vài năm nữa.

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Kinh tế tuần hoàn không chỉ là quản trị chất thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Theo các chuyên gia, thực hiện kinh tế tuần hoàn cần phải có những tiêu chí cụ thể để đánh giá, về cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, thay vì chỉ dựa vào tiêu chí “kinh tế tuần hoàn để giảm phát thải”.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  37 phút

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  1 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Hạnh phúc nhờ trải nghiệm xuất sắc

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổ chức gắn kết mạnh mẽ, cùng vượt qua thách thức và đạt mục tiêu chung là nền tảng để tạo nên trải nghiệm khách hàng xuất sắc và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

SHB mở rộng gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất từ 4,8%

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Gói tín dụng SHB quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  3 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  3 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.