Quốc tế

Bài học từ Singapore: đổi mới hay là chết?

Thiên Hương Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00

Khi nói đến sự đổi mới, tức là không bao giờ có chuyện ở yên một chỗ - bạn chỉ có thể ở một trong hai trạng thái tiến lên hoặc thụt lùi so với người khác, và việc ở mãi trong một vòng an toàn là điều không thể chấp nhận được.

Đó là triết lý của Steve Leonard, Giám đốc điều hành của SGInnovate, một cơ quan chính phủ có nhiệm vụ hỗ trợ các doanh nhân, đi đầu trong nỗ lực đổi mới của Singapore.

Mặc dù có thể không ngang tầm với Thung lũng Silicon, trái tim của sự đổi mới toàn cầu, nhưng Singapore đang không ngừng vươn lên trở thành miền đất hứa cho các ý tưởng mới trong vài thập kỷ nay.

Vào năm ngoái, một nghiên cứu liên kết giữa đại học Cornell, INSEAD và tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đã xếp Singapore là quốc gia sáng tạo thứ sáu trên thế giới, chỉ sau những quốc gia như Anh và Hoa Kỳ - các quốc gia lớn hơn và sở hữu nhiều nguồn lực hơn Singapore rất nhiều.

Đổi mới hay là chết?

Quốc gia nhỏ bé này đã phải đương đầu với một số vấn đề vĩ mô như: cung cấp nước sạch; an toàn thực phẩm; nhà ở giá rẻ; cơ sở hạ tầng hay thu hút tài năng. Ngày nay, với việc là quốc gia có tiêu chuẩn sống cao nhất toàn cầu, sự đổi mới, cải tiến là cấp thiết hơn bất cứ lúc nào.

"Bạn sắp trượt vào vùng an toàn và có ý nghĩ rằng mình nên tận hưởng sự thoải mái này, đó là khi mọi thứ vuột khỏi tầm tay bạn bởi vì bất kỳ ai đó trên đường phố, hay trên khắp các châu lục đang làm việc chăm chỉ hơn bạn mỗi phút giây", ông Leonard nói tại hội nghị Innovfest Unbound tại Singapore.

Ông Leonard đã từng là giám đốc điều hành của cơ quan phát triển Infocomm, được tái cấu trúc vào năm 2016 trở thành cơ quan công nghệ Chính phủ. Trước đó, ông giữ vai trò lãnh đạo khu vực châu Á Thái Bình Dương của một số công ty công nghệ hàng đầu có chi nhánh ở Singapore.

Trở thành một trung tâm đổi mới là tham vọng của nhiều thành phố bởi điều này sẽ thu hút đầu tư và nhân tài. Và Singapore không phải là ngoại lệ. Theo Yossi Vardi, một doanh nhân và nhà đầu tư đến từ Israel, có ba yếu tố - văn hóa, hệ sinh thái và môi trường đô thị - cùng kết hợp để tạo ra một trung tâm đổi mới thành công.

Văn hóa ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của những người có cùng khao khát đổi mới, cải tiến để thúc đẩy lẫn nhau trong một môi trường hợp tác hơn. Một môi trường sôi động cho phép những người có cùng suy nghĩ thảo luận các ý tưởng và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

Bởi vì toàn cầu hoá, các nhà đổi mới có thể di chuyển tự do hơn. Vì vậy, các thành phố cần phải có một mức sống thoải mái để thu hút hoặc giữ lại các cá nhân tài năng, ông Vardi cho biết thêm.

Trong khi Singapore có thể thu hút nhân tài và xây dựng hệ sinh thái của các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tập đoàn và các viện nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng quốc gia thành phố này nhìn chung vẫn gặp vấn đề với việc chấp nhận rủi ro.

Ông Leonard chỉ ra thách thức tồn tại ở đây là phải làm sao để thuyết phục mọi người ở mọi lĩnh vực chấp nhận mua một ý tưởng sáng tạo, những ý tưởng mà không phải tất cả đều thành công hoặc được biết đến ngay từ đầu. Ông giải thích rằng trong những năm 1940, một sự đổi mới to lớn đối với ngành sản xuất ô tô đó là việc xuất hiện ý tưởng bảng điều khiển để bảo vệ khi gặp sự cố. Ý tưởng này mở ra nhiều tính năng hơn, bao gồm dây an toàn, túi khí và phanh chống khóa.

Các nhà lãnh đạo Singapore dường như hiểu được sự cần thiết phải liên tục đổi mới và chấp nhận rủi ro. Năm ngoái, chính phủ nước này đã cam kết dành 19 tỷ đô la Singapore (13,6 tỉ đô la Mỹ) để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn 5 năm tới. Hôm thứ 4, chính phủ thông báo rằng trong 5 năm tới, hơn 100 triệu đô la sẽ được đầu tư vào những nỗ lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo - hiện vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Ông Tan Kiat How, Tổng giám đốc của Cơ quan phát triển truyền thông thông tin Singapore (IMDA), hội đồng quản trị của chính phủ, người đứng đầu ngành thông tin và truyền thông của Singapore nói IMDA đã tập trung vào một số lĩnh vực để giúp Singapore sớm trở thành một trung tâm đổi mới và một quốc gia thông minh.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9

Tiêu điểm -  26 phút

Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo

Tiêu điểm -  30 phút

Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga

Nhịp cầu kinh doanh -  33 phút

Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  6 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  7 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  7 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  8 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.