Khởi nghiệp
Bếp trên mây Cloud Cook nhận vốn Shark Bình và Shark Liên
Là một chuyên gia bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn, Hoàng Tùng tự tin mình có lợi thế cạnh tranh hơn các mô hình "bếp trên mây", khi huy động tổng cộng là 6 tỷ cho 40% cổ phần từ 2 cá mập.
Bếp trên mây - mô hình nhà hàng nhưng chỉ giao nhận mà không nhận bất cứ thực khách nào là một xu hướng mới đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Nắm bắt được xu hướng này, Hoàng Tùng đã sáng lập công ty Cloud Kitchen Food Home với thương hiệu Cloud Cook và đã đến Shark Tank mùa 4 gọi số vốn 4 tỷ cho 15% cổ phần.
Chia sẻ thêm về ý tưởng kinh doanh của mình, Hoàng Tùng cho biết, hiện có khoảng 200 ngàn nhà bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn trên thị trường. Cloud Cook sẽ tập trung các nhà bán hàng trên ứng dụng đó về một mô hình bếp trung tâm.
Lợi thế cạnh tranh của Cloud Cook so với các bếp trung tâm riêng của các ứng dụng giao đồ ăn là không bị độc quyền, không bị hạn chế việc chỉ được bán tại một ứng dụng duy nhất. "Nếu tham gia vào mô hình Cloud Cook, với số vốn chỉ vài chục triệu đồng, các nhà bán hàng đã có thể khởi tạo khu bếp và bán hàng qua các ứng dụng… Nó sẽ tiết kiệm tài nguyên cho xã hội rất nhiều" - Hoàng Tùng nhận định.
Với mô hình này, Hoàng Tùng sẽ thu tiền từ việc cho thuê các gian bếp tại bếp trung tâm, mỗi một gian bếp sẽ có chi phí từ 5-10 triệu/tháng và mỗi trung tâm của Cloud Cook sẽ có tối đa 10 bếp. Hiện Cloud Cook đang có 2 điểm tại Hà Nội.
Là một chuyên gia bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn, Hoàng Tùng tự tin mình có thêm một lợi thế cạnh tranh hơn các mô hình "bếp trên mây" hiện có tại thị trường đó chính là: "Bên em có khả năng đào tạo những nhà bán hàng được bán hàng tốt hơn. Cá nhân em là một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn".

Trước câu hỏi của các Shark về doanh thu, lợi nhuận, số vốn ban đầu, kế hoạch tiếp theo… Hoàng Tùng trả lời, số vốn đăng ký là 1,5 tỷ, thực tế đã bỏ vào dự án này 900 triệu, doanh thu năm 2020 là hơn 2 tỷ nhưng mới đạt được điểm hòa vốn và nếu tính sát còn có thể lỗ vì chưa tính lương của nhà sáng lập. Nếu được đầu tư tại Shark Tank, anh dự định sẽ mở rộng bếp trung tâm ở quy mô lớn hơn.
Nhận xét về Cloud Cook, Shark Phú cho rằng: "Nếu thuê gian bếp với chi phí 10 triệu 1 gian thì một chục, một trăm hay một nghìn gian thì ít quá, không bõ công đầu tư…Nếu ăn chia dựa trên doanh thu đồ ăn thì còn có tiềm năng. Anh cảm giác sức tăng trưởng không lớn". Chính vì vậy, Shark Phú là nhà đầu tư đầu tiên rút khỏi deal này.
Cùng quan điểm với Shark Phú, Shark Hưng cũng nhìn nhận mô hình này giống như co-working space (mô hình văn phòng hợp tác) trong lĩnh vực bếp. "Nếu bạn thực sự là Cloud Kitchen, bạn hợp tác ăn chia doanh số với đầu bếp - những người đam mê nấu ăn nhưng không biết cách bán hàng thì tôi nghĩ mô hình này sẽ có khả năng nhân rộng tốt hơn, nhưng phải thu tiền tập trung".
Shark Hưng cũng định hướng Hoàng Tùng nên làm marketing (tiếp thị) tổng thể cho toàn bộ gian bếp. Bên cạnh đó, Shark Hưng cũng chỉ ra vấn đề lớn mà Cloud Cook chưa giải quyết được, đó là chi phí vận chuyển với việc phụ thuộc vào các ứng dụng giao hàng. Nhận thấy chưa có lợi thế để giải quyết các vấn đề mà startup đang gặp phải, Shark Hưng cũng tuyên bố không đầu tư.
Cũng có chung nhìn nhận như hai Shark trên, Shark Bình cho rằng, bản chất của bếp trên mây là phải kiếm tiền từ các giao dịch. "Mô hình này anh nghĩ là không sống được và chắc là anh phải từ chối đầu tư".
Liên tiếp bị 3 Shark nhìn nhận mô hình chưa hiệu quả, Hoàng Tùng dần trở nên lúng túng. Shark Bình tiếp lời: "Em sẽ phải chuyển mô hình này theo mô hình bếp trung tâm theo đúng ý nghĩa của nó, ăn lợi nhuận trên margin bán hàng.
Nếu Hoàng Tùng đồng ý, hệ sinh thái của Shark Bình sẽ hỗ trợ cho Cloud Cook như: livestream bán hàng trên mạng xã hội, có ứng dụng giao hàng hỗ trợ, giảm được chi phí cho doanh nghiệp. Với những đóng góp này, anh đề nghị 4 tỷ cho 35% với điều kiện chuyển sang mô hình kinh doanh mà anh đã tư vấn", Shark Bình nhấn mạnh.
Shark Việt và Shark Hưng tiếp tục chỉ ra lỗ hổng trong bài toán tài chính cũng như mô hình kinh doanh mà Cloud Cook đang mắc phải. "Với mức đầu tư là 900 triệu, doanh thu khoảng 2 tỷ, đang lỗ mà gọi đầu tư 4,5 tỷ cho 15% thì bài toán tài chính chưa được hợp lý", Shark Hưng phân tích. Shark Việt cũng cho rằng ý tưởng Cloud Cook "hơi lãng mạn".

Là Shark nữ duy nhất trong Hội Đồng Đầu Tư, cũng như từng có một deal về ẩm thực thành công trước đó (Vua Cua), Shark Liên dường như thấu hiểu Hoàng Tùng và mô hình kinh doanh của anh: "Cái mà chị đang quan tâm…là em đã tạo công ăn việc làm cho số đông của cộng đồng. Lợi thế của chị là chị có cộng đồng phụ nữ vài chục nghìn người…Ngay lập tức em mở ra bao nhiêu có thể lấp đầy cho em luôn".
Bản thân Hoàng Tùng cũng nhận thấy những điều Shark Liên có thể giúp Cloud Cook rất lớn, không chỉ là tiền mà còn là giá trị cho cộng đồng và khả năng mở rộng mô hình. Vì vậy. Hoàng Tùng muốn tăng số cổ phần có thể offer: 4 tỷ cho 20% để có thể kêu gọi các Shark đi cùng anh.
Để giành lấy startup tiềm năng, Shark Bình tiếp tục đưa ra đề nghị 4 tỷ cho 33% cổ phần kèm theo nhiều lời chiêu dụ hấp dẫn. Nếu như Shark Bình có "gió đông" trong hệ sinh thái thì Shark Liên có cộng đồng phụ nữ, có thể lấp đầy các gian bếp tại Cloud Cook khiến nhà sáng lập bối rối và phân vân.
Sau một thời gian suy nghĩ và nhận ra những thiếu sót trong mô hình kinh doanh của mình, anh đưa ra đề nghị mời 2 Shark cùng mình xây dựng và phát triển Cloud Cook, tùy các Shark cân đối của tỷ lệ.
Cuối cùng, Shark Bình đề nghị mỗi Shark đầu tư 3 tỷ cho 20% cổ phần, tổng cộng là 6 tỷ cho 40% cổ phần. Và Hoàng Tùng đã chấp nhận đề nghị này với mong muốn cả 2 Shark cùng vào để tạo ra một điều gì đấy thật lớn lao cho ngành F&B của Việt Nam.
Startup xe đạp Wiibike được Shark Phú cam kết khủng
Đầu tư startup Việt giảm lượng tăng chất
Mảng công nghệ tài chính được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Các mảng thu hút tiếp theo là giáo dục, logistics, chăm sóc sức khỏe, bất động sản...
Hành trình 14 năm xây hệ sinh thái số ở POPS Worldwide
Tính đến thời điểm hiện tại, POPS đã huy động được tổng cộng 37 triệu USD, bao gồm khoản gọi vốn thành công 30 triệu USD ở vòng Series C vào năm 2019 từ quỹ Eastbridge Partners và Quỹ tăng trưởng châu Á Mirae Asset-Naver.
Startup xe bán cua di động gọi vốn thành công 3,5 tỉ đồng
Hiện Vua Cua đang phát triển mô hình "Vua Cua Bike", với chi phí 110 triệu đồng một xe, dự kiến mở 40 xe trong năm 2021. Theo tính toán của nhà sáng lập, điểm hòa vốn của Vua Cua Bike là từ 10 – 18 tháng.
Startup Coolmate gọi vốn nửa triệu USD từ Shark Bình
Trong chương trình Shark Tank mùa 4, startup Coolmate đã chốt đề nghị từ Shark Bình là 500.000 USD cho 10% cổ phần, cộng thêm 2,5% advisory shares (cổ phần tư vấn).
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.