Mảng công nghệ tài chính được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Các mảng thu hút tiếp theo là giáo dục, logistics, chăm sóc sức khỏe, bất động sản...
Báo cáo của Quỹ đầu tư Nextrans cho thấy số lượng các thương vụ đầu tư vào startup Việt trong quý 1/2021 có xu hướng giảm.
Xét về số lượng, trong ba tháng đầu năm 2021, có tổng cộng 16 thương vụ đầu tư vào các startup Việt. Kết quả này ít hơn so với con số 20 thương vụ của cùng kỳ năm 2020 và chỉ bằng một nửa so với con số 30 thương vụ của cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, tổng giá trị các khoản đầu tư trong 3 tháng đầu năm vào các startup Việt Nam đạt hơn 100 triệu USD. Như vậy, tổng giá trị đầu tư tăng khoảng 34% so với năm 2020, chưa tính đến những khoản đầu tư không được công bố.
Báo cáo nhấn mạnh, các nhà đầu tư quốc tế đang có mức đầu tư vượt trội hơn nhà đầu tư trong nước cả về số lượng và giá trị đầu tư.
Tổng giá trị đầu tư của các nhà đầu tư trong nước đạt dưới 10 triệu USD, trong khi con số này của các nhà đầu tư nước ngoài khoảng 100 triệu USD.
Các quỹ đầu tư đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Việt Nam hiện có gần 180 quỹ đầu tư, điển hình bao gồm các tên lớn như VSV Capital - Vietnam Silicon Valley, Mekong Capital, 500 Startups Vietnam, Vietnam Investment Group, IDG Ventures Vietnam, Nextrans...
Các quỹ đầu tư mạo hiểm từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang rất tích cực tìm kiếm những startup tiềm năng để rót vốn đầu tư.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam cũng là một trong những nguồn đầu tư chủ chốt cho thị trường startup Việt Nam. Trong năm 2021, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã bắt đầu xây dựng một hệ sinh thái startup để rót vốn đầu tư cũng như hợp tác với các startup được sáp nhập
Theo Nextrans Vietnam, hầu hết các thương vụ gọi vốn vẫn thuộc vòng hạt giống và series A chiếm khoảng 70% trong tổng số thương vụ đầu tư. Mảng công nghệ tài chính được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, chiếm tới 4 thương vụ. Các mảng thu hút tiếp theo là giáo dục, logistics, chăm sóc sức khỏe, bất động sản.
Trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài, việc gọi vốn trở nên khó khăn hơn và là một trong những thách thức lớn của các startup ở Việt Nam và trên thế giới. Do đó, những kết quả huy động vốn tại Việt Nam dù còn khiêm tốn nhưng cũng cho thấy những tín hiệu tích cực không thể bỏ qua.
Tính đến thời điểm hiện tại, POPS đã huy động được tổng cộng 37 triệu USD, bao gồm khoản gọi vốn thành công 30 triệu USD ở vòng Series C vào năm 2019 từ quỹ Eastbridge Partners và Quỹ tăng trưởng châu Á Mirae Asset-Naver.
Hiện Vua Cua đang phát triển mô hình "Vua Cua Bike", với chi phí 110 triệu đồng một xe, dự kiến mở 40 xe trong năm 2021. Theo tính toán của nhà sáng lập, điểm hòa vốn của Vua Cua Bike là từ 10 – 18 tháng.
Trong chương trình Shark Tank mùa 4, startup Coolmate đã chốt đề nghị từ Shark Bình là 500.000 USD cho 10% cổ phần, cộng thêm 2,5% advisory shares (cổ phần tư vấn).
Dù chưa công bố thời điểm chính thức, nhưng đại diện Gojek khẳng định sẽ nhanh chóng ra mắt hoạt động gọi xe ô tô trong năm 2021 này, sớm nhất có thể là trong vài tuần tới.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực