Khởi nghiệp
Blockchain Việt Nam lọt vào mắt xanh của các quỹ đầu tư
Năm 2021 đánh dấu sự thành công của ngành blockchain toàn cầu nói chung khi lượng vốn kỷ lục đổ vào thị trường. Con số 25 tỷ USD, tăng gần 700 % so với 2020 đã chứng minh sức hút của blockchain đối với giới đầu tư, trong khi đó nhiều doanh nghiệp và các quỹ trong nước cũng không đứng ngoài cuộc chơi.
Thị trường Việt Nam đang hút các quỹ đầu tư
Việt Nam có thời điểm nổi lên như một hiện tượng blockchain của thế giới, đặc biệt là mảng GameFi, tuy nhiên lý do khiến dòng tiền đổ vào thị trường này không phải ai cũng biết.
Ông Hoài Nam - Nhà sáng lập UB Holding, một trong những cộng đồng đam mê blockchain lớn nhất Việt Nam cho rằng, nước ta đang có nguồn lực to lớn trong mảng này.
"Thế giới đã công nhận Việt Nam là quốc gia thân thiện với blockchain. Ngoài ra, tinh thần khởi nghiệp của các dự án rất lớn, đây là cơ hội để các nhà đầu tư chọn Việt Nam và cũng là cơ hội cho các bạn trẻ khởi nghiệp tạo lập dự án thành công", ông Hoài Nam chia sẻ.
Tuy nhiên câu chuyện kêu gọi đầu tư không phải việc dễ dàng, quá trình gọi vốn đối với nhiều dự án startup gặp khá nhiều thách thức, đặc biệt trong một thị trường chưa có hành lang pháp lý bảo vệ.
Chia sẻ kinh nghiệm gọi vốn, ông Nguyễn Thanh Nam - Chủ tịch OneBlock Labs cho biết công ty đã từng giới thiệu gọi vốn cho một vài dự án và nhận được sự đầu tư ở Thung lũng Silicon. Mặc dù phần giới thiệu ban đầu rất tốt, nhưng khi đi vào vận hành đã gặp khó khăn ở các khâu marketing và hoàn thiện sản phẩm.
"Nói vậy để hiểu các quỹ khi đầu tư vào dự án blockchain có xác suất thành công rất thấp, đặc biệt là giai đoạn vận hành, vì vậy khi đánh giá 1 dự án cần quan sát con người trước, sau đó là sản phẩm", ông Thanh Nam nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, khi khởi nghiệp phải đầu tư nghiêm túc, mang theo định hướng dài hạn, thị trường có lúc lên xuống, có thành công có thất bại, nhưng nếu kiên trì đem đến sản phẩm có giá trị, các dự án chắc chắn sẽ thành công.
Đặc thù của các startup blockchain diễn ra rất nhanh, quá trình dường như chỉ tính theo tuần hoặc tháng, đặc biệt là ở những giai đoạn nóng việc gọi vốn ở Việt Nam và trên thế giới khá dễ dàng.
Sau giai đoạn phát triển vừa qua, quy mô các quỹ đầu tư vào dự án blockchain Việt ít nhiều đã có sự thay đổi, bên cạnh đó nhiều ý kiến đánh giá sức hút của các dự án đang có dấu hiệu đi xuống.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Khôi - CEO Koru Capital lại cho rằng quy mô đầu tư vào các dự án blockchain sẽ không giảm, vấn đề là các quỹ chưa tìm được những công ty startup đủ sức hấp dẫn để làm việc.
"Ở Việt Nam các dự án blockchain chất lượng chưa nhiều nhưng chắc chắn sẽ có khi thị trường trong nước trở nên hấp dẫn, cũng như môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đầu tư", ông Khôi chia sẻ.
Cùng với đó là nguồn dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, tham gia Internet và crypto cao. Đây chính là cơ hội cho ngành blockchain Việt Nam xây dựng và phát triển trong tương lai.
Khẩu vị đầu tư trước các xu hướng mới
Các dự án về GameFi, P2E đã khá thành công trên thị trường, hiện tại nhiều dự án blockchain Việt đang hướng tới những trào lưu mới như Web3, Metaverse hay SocialFi và thu hút rất nhiều quỹ đầu tư quốc tế.
Đánh giá về các xu hướng mới này, ông Trần Vinh Quang - Đồng sáng lập, COO Appota Group nhận định, game vẫn sẽ là một phần của blockchain, và GameFi sẽ nhìn thấy những cơ hội đầu tư lớn hơn trong tương lai.
Ngoài GameFi, DeFi còn có NFT, khi tương lai giới trẻ có xu hướng sưu tầm NFT để thể hiện đẳng cấp bản thân thay vì mua nhà, mua xe, mua đất…
"Một yếu tố nữa đó là Central Bank Digital Currency (CBDC), khi crypto được sử dụng nhiều, việc này có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương sở hữu CBDC của riêng mình", ông Quang tiếp tục.
Sự cần thiết của hành lang pháp lý
Mặc dù cơ hội rất rõ và tiềm năng to lớn, tuy nhiên vấn đề hành lang pháp lý chưa có khiến nhiều quỹ đầu tư còn khá rụt rè. Trong giai đoạn vừa qua có nhiều dự án thành công nhưng cũng có rất nhiều dự án bỏ cuộc và gây thiệt hại lớn cho giới đầu tư, hay nói một cách nghiêm trọng là có dấu hiệu lừa đảo.
Chính điều này đòi hỏi cộng đồng yêu thích blockchain cần chung tay thúc đẩy tiến trình ban hành các khung pháp lý một cách nhanh chóng, đảm bảo môi trường phát triển và đầu tư trong sạch, minh bạch hơn.

Không chỉ ở Việt Nam, hiện có rất nhiều quốc gia khác đang gặp phải rào cản vì công nghệ luôn luôn đi trước pháp lý. Rõ ràng pháp lý cần có những cải tiến để có thể theo kịp công nghệ.
Tuy nhiên, chính tiềm năng to lớn lại khiến nhiều quỹ đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro để rót vốn vào các dự án startup blockchain, sau nhiều thời gian họ rút ra được các kinh nghiệm trong việc chọn dự án.
Chia sẻ thêm về vấn đề lựa chọn dự án, ông Anh Thanh Nam cho rằng điều quan trọng nhất là lựa chọn con người và đội ngũ, sau đó mới là tư duy.
"Về pháp lý, tôi nghĩ chính những đơn vị như Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ là cầu nối thúc đẩy để những dự án về blockchain có thể được hợp thức hóa ở Việt Nam", ông Nam nói.
Nước ta đang ở trong giai đoạn blockchain còn rất sơ khai và mơ hồ với phần lớn người dùng. Từ đây cho đến lúc blockchain được phổ cập rộng rãi còn một quá trình khá dài, tuy nhiên với lợi thế nguồn nhân lực trẻ, thông minh và bước khởi đầu ngang với tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam sẽ có những bước tiến trong tương lai.
Hiện tại qua trình gọi vốn đối với các dự án lockchain đang khá thuận lợi, tuy nhiên về lâu dài khi hành lang pháp lý được ban hành, việc gọi vốn và thẩm định dự án sẽ có những bước đi chặt chẽ hơn. Điều này đòi hỏi các startup cần tạo ra được sút hút mới đối với giới đầu tư.
"Đối với các khoản vốn lớn, các nhà đầu tư lớn sẽ có khẩu vị rất khác, họ không chỉ nhìn dự án mà còn nhìn giá trị mà doanh nghiệp đó có thể cống hiến cho cộng đồng cũng như giúp khoản đầu tư của họ sinh lợi nhuận", ông Khôi chia sẻ.
Bên cạnh đó, các dự án cần xây dựng bộ máy vận hành chuyên nghiệp, cơ sở vật chất đầy đủ, quản lý dòng tiền cũng như quản trị rủi ro một cách chuyên nghiệp bài bản, như vậy mới có thể tiếp cận được nguồn vốn mạnh từ các quỹ đầu tư lớn.
Trên thế giới có rất nhiều dự án, nhiều công ty blockchain đã thu hút được các quỹ đầu tư lớn. Có thể kể đến như sàn Coinbase là một trong những công ty blockchain được IPO trên sàn chứng khoán Mỹ.
Hay như BlockFi hiện tại đang được định giá trên 3 tỷ USD, MagicBox được định giá trên 1 tỷ USD và được dẫn dắt bởi các quỹ đầu tư truyền thống nổi tiếng trong quá trình gọi vốn.
Liệu có thể ứng dụng blockchain vào nền kinh tế truyền thống?
Startup Việt giúp doanh nghiệp tiến vào thế giới metaverse
Tại Việt Nam, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp nội trong lĩnh vực metaverse là chưa nhiều, dù nhu cầu tiến vào “vũ trụ ảo” được đánh giá là rất lớn.
MoMo giải bài toán nhân lực công nghệ
"Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ gặp vấn đề tương tự Indonesia trong 2-3 năm nữa, do đó việc chuẩn bị đội ngũ cho mục tiêu tăng trưởng - ngày càng lớn là rất quan trọng", ông Thái Trí Hùng, CTO MoMo chia sẻ.
Startup True Platform nhận vốn kỉ lục ngay từ vòng hạt giống
Thương vụ True Platform nhận vốn 3,5 triệu USD mới đây đánh dấu một trong những khoản rót vốn vòng hạt giống lớn nhất từ trước đến nay vào một startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Đông Nam Á.
Liệu có thể ứng dụng blockchain vào nền kinh tế truyền thống?
Blockchain xuất hiện khá sớm ở nước ta, nhiều dự án của người Việt phát hành thậm chí tạo được tiếng vang trên toàn cầu. Tuy nhiên việc ứng dụng blockchain vào nền kinh tế truyền thống vẫn đang còn khá chậm.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.