Diễn biến mới tại các dự án nhiệt điện than
Bên cạnh dự án BOT Quảng Trị dần hoàn tất thủ tục để dừng triển khai, 4 trường hợp nhiệt điện than còn lại đang rơi vào tình trạng loay hoay thu xếp vốn cũng như thay đổi chủ sở hữu.
Hiệp định tập trung ba nhóm vấn đề: sản lượng nhập khẩu có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực tế, phương thức mua bán, phân bổ số lượng nhập khẩu than từ Lào cho các đơn vị đầu mối.
Bộ Công thương đang xây dựng hiệp định hợp tác mua bán than Việt Nam - Lào, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hôm 27/8.
Để có cơ sở xây dựng hiệp định trên, Bộ trưởng Diên yêu cầu, các đơn vị chức năng thuộc bộ, các tập đoàn, tổng công ty có báo cáo đánh giá toàn diện về nhu cầu mua bán than giữa hai nước, các điều kiện mua bán than đúng quy định.
Nội dung hiệp định tập trung vào ba nhóm vấn đề chính: sản lượng than nhập khẩu có thể điều chỉnh theo nhu cầu thực thế; phương thức mua bán, phân bổ số lượng nhập khẩu than từ Lào cho các tập đoàn, tổng công ty đầu mối.
Việt Nam đã nhập khẩu than từ Lào trong nhiều năm. Trong 5 năm tới, Lào sẽ xuất khẩu sang Việt Nam 20 triệu tấn than mỗi năm, theo bản ghi nhớ mới nhất Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Năng lượng và mỏ Lào Phosay Sayasone ký vào tháng 7/2024.
Theo Vụ Dầu khí và than thuộc Bộ Công thương, mục tiêu nhập khẩu 20 tấn than mỗi năm từ Lào có nhiều khó khăn. Hạn chế về hạ tầng giao thông và chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá than nhập khẩu từ Lào cao, không đảm bảo tính cạnh tranh so với giá than trong nước hay nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Nhu cầu than của Việt Nam rất lớn, phục vụ tiêu dùng và sản xuất điện, nhưng sản lượng than khai thác trong nước đang chậm lại, giai đoạn 2025 - 2030 đạt khoảng 44-47 triệu tấn/năm, đến năm 2040 chỉ khoảng 40 triệu tấn/năm.
Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, Việt Nam sẽ cần khoảng 84 triệu tấn than cho sản xuất điện vào năm 2030, tăng khoảng 8 triệu tấn so với năm 2024.
Bên cạnh dự án BOT Quảng Trị dần hoàn tất thủ tục để dừng triển khai, 4 trường hợp nhiệt điện than còn lại đang rơi vào tình trạng loay hoay thu xếp vốn cũng như thay đổi chủ sở hữu.
Các nhà máy nhiệt điện than lớn của Việt Nam có thể chuyển đổi sang đồng đốt sinh khối, điện khí LNG hoặc tích hợp các nguồn tài nguyên tái tạo nhờ các công nghệ tiên tiến.
Trong giai đoạn tháng 1 – 5/2023, Việt Nam đã hủy bỏ thêm tổng công suất 9,6GW nhiệt điện than trong các dự án nhiệt điện được đề xuất, ghi nhận mức cao nhất trong số các quốc gia được quan sát, theo dữ liệu mới đây từ Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.