Bất động sản
Bộ Xây dựng đề nghị nghiên cứu cho phép xây dựng căn hộ 25m2
Bộ Xây dựng vừa có văn bản để nghị TP. HCM nghiên cứu, cho phép xây dựng một tỷ lệ nhất định các căn hộ diện tích nhỏ 25 – 45m2 tại các dự án thuộc khu vực trung tâm.

Hàn Quốc cho phép xây căn hộ 14m2 vẫn thực hiện tốt quản lý dân số
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND TP. HCM về quy định diện tích tối thiểu đối với căn hộ chung cư. Theo đó, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, nhu cầu về căn hộ có diện tích nhỏ dưới 45m2 để phục vụ đối tượng có thu nhập thấp độc thân, hộ gia đình trẻ 2 - 3 người tại các khu đô thị lớn các khu vực phát triển khu công nghiệp là rất lớn.
Do đó, Bộ Xây dựng cho rằng, việc ban hành tiêu chuẩn về diện tích tối thiểu với căn hộ thương mại kết hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cá nhân xây dựng nhà ở với giá thành phù hợp sẽ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp.
Đây cũng là một trong những giải pháp để khuyến khịch phát triển nhà ở thương mại giá thấp theo chỉ thị của Chính phủ.
Do vậy, Bộ Xây dựng để nghị TP. HCM nghiên cứu theo hướng không bắt buộc tất cả các dự án phải áp dụng tiêu chuẩn diện tích căn hộ thương mại 45m2 mà có thể cho phép xây dựng một tỷ lệ nhất định 20 – 25% số căn hộ diện tích nhỏ 25 – 45m2 đối với các dự án nhà ở tại khu vực trung tâm, mật độ dân cư cao đièu iện hạ tầng kỹ thuật không thuận lợi
Đối với khu vực ngoài trung tâm, địa bàn có nhiều lao động thì có thể cho phép áp dụng tỷ lệ căn hộ có diện tích nhỏ cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân,
Về kiến nghị căn hộ nhỏ sẽ làm gia tăng dân số, tăng áp lực về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, Bộ Xây dựng cho rằng, công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự, mỹ quan đô thị không chỉ phụ thuộc vào quy định tiêu chuẩn diện tích tối thiểu căn hộ chung cư mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Đối với các dự án nhà ở thì việc xác định các tiêu chí quy hoạch để kiểm soát dân số, mật độ xây dựng, chiều cao công trình được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch, quy chuẩn quốc gia về quy hoạch và quy hoạch chi tiết của dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Bộ Xây dựng cũng dẫn chứng từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đều cho phép xây dựng căn hộ có diện tích nhỏ ( Hàn Quốc 14m2, Pháp 15m2, Thái Lan 15 – 20m2. Tuy nhiên các quốc gia này vẫn thực hiện tốt việc quản lý dân số, quản lý duy hoạch kiến trúc và đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các đô thị.
Tỷ lệ căn hộ 25m2 không được vượt quá 25% trên tổng dự án
Về vấn đề này, tại Báo cáo tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm và dự báo thị trường bất động sản từ nay đến tết Mậu Tuất và năm 2018, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cũng kiến nghị cho phép xây dựng căn hộ nhà ở thương mại có diện tích từ 25 m2 đến 45 m2 với tỷ lệ không quá 25% tổng số căn hộ của dự án, tại một số quận ven và huyện ngoại thành.
Cụ thể, theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết, Luật Nhà ở năm 2005 quy định diện tích căn hộ chung cư nhà ở thương mại không thấp hơn 45 m2; diện tích căn hộ nhà ở xã hội từ 30 m2 đến 60 m2 sàn.
Bộ "Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4451:2012 về Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế" của Bộ Xây dựng quy định căn hộ nhà ở thương mại không thấp hơn 45m2, căn hộ nhà ở xã hội từ 30 - 60m2 sàn dựa trên Luật Nhà ở 2005. Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2005 đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015.
Điều 24 Luật Nhà ở 2014 đã quy định về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại. Theo đó, loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, đối với căn hộ chung cư, phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
Tại khoản 3 điều 55 về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội cũng quy định: Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.
Như vậy, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhận định, Quốc hội đã giao thẩm quyền cho Chính phủ (Bộ Xây dựng) ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở đối với nhà ở thương mại, nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của xã hội, và đặc điểm của từng địa phương, nhưng đến nay Bộ Xây dựng vẫn chưa ban hành Bộ Quy chuẩn xây dựng mới.
Trên cơ sở đó, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM kiến nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành "Tiêu chuẩn Quốc gia về nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế" và "Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng" để thay thế "Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4451:2012 về Nhà ở – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế" và "Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01: 2008/BXD".
Trong đó, có quy định về tiêu chuẩn thiết kế căn hộ chung cư nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. Căn hộ chung cư nhà ở xã hội, căn hộ chung cư nhà ở thương mại có diện tích tối thiểu 25 m2 sàn, nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tỷ lệ căn hộ nhỏ có diện tích từ 25 m2 sàn đến dưới 45 m2 sàn không vượt quá 25% tổng số căn hộ của dự án hoặc của tòa nhà chung cư.
Đối với thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM kiến nghị có thể cho phép xây dựng loại căn hộ nhỏ có diện tích từ 25 m2 sàn đến dưới 45 m2 sàn tại một số quận ven và các huyện ngoại thành.
Hết cửa xây căn hộ siêu nhỏ 20m2 tại TP. HCM
Kiến nghị cho phép xây dựng căn hộ siêu nhỏ 25m2 tại ven đô
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM kiến nghị Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ nhỏ có diện tích từ 25 - 45m2 tại các quận ven đô và các huyện ngoại thành trong địa bàn TP. HCM.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.