Cách đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế và nhãn hiệu ở nhiều quốc gia
Hường Hoàng
Chủ nhật, 10/07/2022 - 15:08
Khi doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nhiều quốc gia, tốt nhất là họ nên đăng ký bảo hộ quốc tế thông qua các hiệp ước, thỏa ước và nghị định mà nước họ tham gia. Bằng cách này người nộp đơn có thể tiết kiệm được nhiều tiền, thời gian và sức lực.
Bảo hộ sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT
Khi muốn bảo hộ sáng chế ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp nên cân nhắc các lợi ích của việc nộp đơn quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác về sáng chế (PCT). Bằng cách nộp đơn quốc tế theo PCT, doanh nghiệp có thể đồng thời đăng ký bảo hộ sáng chế ở tất cả các nước tham gia PCT (123 quốc gia tính đến tháng 1 năm 2004).
Bình thường, doanh nghiệp chỉ có 12 tháng sử dụng quyền ưu tiên để đăng ký bảo hộ sáng chế ở quốc gia khác. Tuy nhiên, trong hệ thống PCT, doanh nghiệp có thêm 18 tháng sau đó (trong một số trường hợp là 8 tháng) để sử dụng quyền ưu tiên. Có nghĩa là doanh nghiệp có tất cả 30 tháng (hoặc trong một số trường hợp là 20 tháng) để quyết định xem doanh nghiệp muốn đăng ký bảo hộ ở những quốc gia nào.
Trong khoảng thời gian được kéo dài thêm, người nộp đơn có thể đánh giá khả năng thương mại của sản phẩm ở nhiều quốc gia khác nhau và quyết định quốc gia nào là quan trọng hoặc thuận tiện để đăng ký bảo hộ. Vì thế, người nộp đơn có thể được trì hoãn việc nộp phí nộp đơn quốc gia và chi phí dịch thuật sang các ngôn ngữ có liên quan trong khoảng thời gian là 30 tháng.
Nếu so với những doanh nghiệp không đăng ký theo Hệ thống PCT, doanh nghiệp đăng ký chỉ phải thanh toán chi phí dịch thuật sau thời gian 18 tháng (hoặc trong một số trường hợp là 8 tháng) và chỉ ở những quốc gia mà người nộp đơn vẫn còn quan tâm. Nếu không, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được tất cả các chi phí này.
Hệ thống PCT được người nộp đơn sử dụng một cách rộng rãi nhằm duy trì tất cả những cơ hội bảo hộ sáng chế ở các quốc gia khác trong một khoảng thời gian tối đa. Người nộp đơn có thể nộp đơn tại nước sở tại, hoặc nếu có thể, tại cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực, hoặc nộp qua Văn phòng quốc tế WIPO. Cơ quan Sáng chế quốc gia có thể cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về cách thức nộp đơn PCT.
Nếu người nộp đơn không sử dụng quy trình đăng ký quốc tế của Hệ thống PCT, trước khi kết thúc thời hạn ưu tiên ba đến sau tháng, doanh nghiệp đã phải chuẩn bị hồ sơ để nộp đơn bảo hộ sáng chế ở nước ngoài. Doanh nghiệp phri chuẩn bị bản dịch của đơn đăng ký bảo hộ và gửi kèm theo các đơn khác nhau của từng quốc gia.
Mặt khác, nếu sử dụng Hệ thống PCT, người nộp đơn chỉ cần nộp một đơn duy nhất trong năm được hưởng quyền ưu tiên (nghĩa là trong vòng 12 tháng tính từ ngày nộp đơn quốc gia).
Đặc biệt, đơn đăng ký có hiệu lực ở tất cả các quốc gia thành viên PCT và đơn này có thể giống hệt về hình thức và ngôn ngữ so với đơn mà doanh nghiệp đăng ký bảo hộ ở quốc gia của mình.
Ngoài ra, người nộp đơn sẽ có thêm thời gian để đánh giá tiềm năng thương mại của sáng chế trước khi đăng ký bảo hộ ở nước khác.
Cách thức phổ biến nhất để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 2 nhiều quốc gia là gì?
Khi muốn bảo hộ nhãn hiệu ở nhiều quốc gia nhưng lại thấy rằng việc nộp đơn riêng lẻ ở từng quốc gia rất phức tạp và tốn kém, thì doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế và Nghị định thư Madrid.
Mặc dù một số quốc gia có thể là thành viên của cả hai điều ước thì một số các quốc gia khác lại chỉ là thành viên của một trong số hai điều ước này. Hệ thống này do Văn phòng quốc tế của WIPO quản lý nhằm duy trì việc đăng ký quốc tế và xuất bản Công báo của WIPO về nhãn hiệu quốc tế.
Bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Thể nhân hoặc pháp nhân cư trú hoặc có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực thụ và có hiệu quả, hoặc là công dân của một trong số các quốc gia thành viên Thỏa ước Madrid và/hoặc Nghị định thư Madrid có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid.
Chỉ khi một nhãn hiệu đã được đăng ký (hoặc, trong trường hợp doanh nghiệp nộp đơn đăng ký theo Nghị định thư) tại Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia thành viên mà người nộp đơn có mối liên hệ cần thiết (được gọi là Cơ quan xuất xứ) thì nhãn hiệu đó mới có thể là đối tượng của đơn đăng ký quốc tế.
Ưu điểm chính của việc sử dụng Hệ thống Madrid là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nhiều quốc gia/thành viên khác nhau của Hệ thống Madrid bằng cách nộp một đơn duy nhất; mặc dù nước xuất xứ có thể giới hạn việc người nộp đơn lựa chọn của ngôn ngữ để làm và nộp đơn, doanh nghiệp có thể đăng ký bằng một ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha); và chỉ phải đóng phí bằng một loại tiền tệ duy nhất.
Những thay đổi liên quan đến việc nộp đơn quốc tế và việc gia hạn đăng ký có thể được thực hiện theo một trình tự thủ tục duy nhất, và trình tự thủ tục này có hiệu lực ở tất cả những quốc gia thành viên được chỉ định (quốc gia mà người nộp đơn muốn được bảo hộ nhãn hiệu).
Với tư cách là nhà nước có cơ quan xuất xứ, doanh nghiệp có thể bảo hộ nhãn hiệu ở bất kỳ quốc gia nào là thành viên của cùng điều ước (Thỏa ước hoặc Nghị định thư). Khi doanh nghiệp chỉ định đăng ký nhãn hiệu ở quốc gia nào trong đơn đăng ký quốc tế, quốc gia đó sẽ thực hiện kiểm định để bảo hộ nhãn hiệu ở quốc gia đó.
Các khoản phí theo Hệ thống Madrid
Khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải nộp các khoản phí sau:
Thứ nhất, Phí cơ bản là 653 Franc Thụy Sỹ (hoặc 903 Franc Thụy Sỹ, nếu nhãn hiệu có màu);
Thứ hai, phí chỉ định tiêu chuẩn là 73 Franc Thụy Sỹ hoặc mỗi quốc gia lại ấn định phí chỉ định riêng.
Một khoản phụ phí là 73 Franc Thụy Sỹ cho mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ vượt quá nhóm thứ ba (tuy nhiên, người nộp đơn sẽ không phải nộp phụ phí nếu tất cả các quốc gia được chỉ định áp dụng phí riêng).
Cơ quan nhãn hiệu của quốc gia được chỉ định có quyền từ chối bảo hộ nhãn hiệu trong lãnh thổ của mình. Việc từ chối có thể dựa trên cơ sở mà đơn đăng ký bảo hộ được nộp trực tiếp tại Cơ quan đó cũng có thể bị từ chối. Việc từ chối sẽ được thông báo cho Văn phòng Quốc tế và được lưu tại Đăng bạ quốc tế.
Về nguyên tắc, bất kỳ việc từ chối nào cũng phải được đưa ra chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày cơ quan nhãn hiệu có liên quan nhận được thông báo về việc chỉ định. Tuy nhiên, nếu một quốc gia được chỉ định theo Nghị định thư thì thời hạn liên quan đến việc từ chối có thể được kéo dài đến 18 tháng.
Một nhãn hiệu cũng có thể bị từ chối ở một quốc gia khác do có sự phản đối từ bên thứ ba sau khi thời hạn 18 tháng kết thúc, với điều kiện trong vòng 18 tháng, cơ quan cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu của quốc gia đó phải thông báo cho Văn phòng Quốc tế về khả năng này.
Vì vậy, khi kết thúc thời hạn nêu trên, người nộp đơn đăng ký bảo hộ quốc tế sẽ biết được quốc gia được chỉ định có bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký hay không, những quốc gia nào từ chối việc bảo hộ nhãn hiệu, hay nhãn hiệu đó vẫn có khả năng từ chối nếu bị phản đối bởi bên thứ ba tại một quốc gia nhất định. Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có hiệu lực 10 năm. Với điều kiện nộp đầy đủ các khoản phí quy định, doanh nghiệp có thể gia hạn đăng ký nhãn hiệu nhiều lần với thời hạn 10 năm một lần.
Khi muốn xuất khẩu hay kinh doanh ở nước ngoài, doanh nghiệp thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu ở các nước xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba cách chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước khác.
Cụm từ “sở hữu trí tuệ” (SHTT) đang phủ sóng ngày một thường xuyên và dày đặc hơn trên báo chí và truyền thông. Việc này khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tâm hơn và năng tìm hiểu về sở hữu trí tuệ cũng như những cách thức để bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, có phải tất cả mọi doanh nghiệp đều nên bảo hộ sở hữu trí tuệ?
Khi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước khác, thời gian là yếu tố quyết định. Nhìn chung, sẽ rất khó cho doanh nghiệp xác định thời điểm thích hợp để bắt đầu nộp đơn.
Năm 2022, Argentina, Chile, Ấn Độ, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Venezuela vẫn tiếp tục nằm trong Danh sách Theo dõi Ưu tiên của Báo cáo đặc biệt 301 của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có nhiều vấn đề về và nhiều vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) nhất trên thế giới.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.