Tiêu điểm
Cách mạng 5G hâm nóng thị trường điện thoại
Với làn sóng 5G tiếp theo, giới quan sát kỳ vọng sẽ có hơn 1 tỷ đơn vị điện thoại thông minh 5G được tiêu thụ vào năm 2025, theo ước tính của Counterpoint.
Theo số liệu mới nhất của công ty nghiên cứu GfK, thị trường di động Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, khi doanh số toàn thị trường chỉ hơn 17,5 triệu chiếc điện thoại được bán ra trong 9 tháng đầu năm 2019, giảm 1,4 triệu chiếc so với cùng kỳ năm trước.
Việc sụt giảm doanh số không phản ánh sự chối bỏ điện thoại di động từ phía người dùng, mà chỉ là kết quả của sự bão hòa thị trường. Sau hơn một thập niên được ưa chuộng, số người chưa một lần được sở hữu di động hiện không còn nhiều.
Giới chuyên gia cho rằng, đó không phải là dấu hiệu chấm hết cho thị trường di động nói chung. Mà đơn thuần là người dùng đang chờ đợi cho những công nghệ mới.
Trong quá khứ, khi công nghệ 4G bắt đầu phổ biến từ năm 2012, nhu cầu về điện thoại thông minh đã tăng mạnh. Đặc biêt, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng kiến sản lượng tiêu thụ điện thoại 4G tăng vọt (CAGR 2012-2018 là 129%).
Do đó, đối với làn sóng 5G tiếp theo, giới quan sát kỳ vọng sẽ có hơn 1 tỷ đơn vị điện thoại thông minh 5G được tiêu thụ vào năm 2025, theo ước tính của Counterpoint.
Mạng 5G được biết đến là thế hệ công nghệ mạng di động thứ năm với tốc độ lớn hơn ít nhất 10 lần so với mạng 4G hiện nay. Hiện công nghệ này đang được triển khai cục bộ tại một số ít địa điểm ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Theo một khảo sát gần đây, 78% người tiêu dùng kỳ vọng nhất ở 5G là tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn. Những lợi ích khác bao gồm trải nghiệm tốt hơn và kết nối nhanh hơn với các thiết bị đeo (62%) và streaming video tốt hơn (59%).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, chi phí cho 5G không phải là mối quan tâm lớn khi 51% người dùng cho biết sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho tốc độ mạng 5G đúng như hứa hẹn để có được những trải nghiệm tốt hơn.
Các nhà tiếp thị mảng điện tử/công nghệ, dịch vụ tài chính, bán lẻ/thương mại, chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm và viễn thông cho biết "rất phấn khích" với mạng 5G.
Còn trong báo cáo tổng quan về xu hướng tiếp thị 2020, công ty tiếp thị Blue C của Mỹ cũng đánh giá 2020 sẽ là năm công nghệ 5G thực sự cất cánh, bên cạnh các xu hướng công nghệ khác dự kiến sẽ tác động đến lĩnh vực tiếp thị như chat bot, blockchain…
Trong đó, Việt Nam có thể sớm trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên triển khai mạng 5G, với các công ty viễn thông trong nước đua nhau phát triển những mạng lưới đầu tiên trên toàn quốc.
Hiện tại, Viettel tuyên bố đã phát triển các công nghệ cốt lõi của riêng mình cho mạng 5G, bao gồm cả chip và thiết bị điện tử. Công ty cho biết đang đặt mục tiêu xây dựng 80% cơ sở hạ tầng mạng cốt lõi cho 5G vào năm 2020.
Trong khi đó, Mobifone đã được cấp phép dùng thử mạng 5G, đã chọn sử dụng công nghệ của Samsung. Còn Vinaphone có khả năng sẽ sớm nhận được giấy phép dùng thử 5G, đã tham gia hợp tác với Nokia.
Theo Counterpoint, sản lượng tiêu thụ điện thoại thông minh 5G sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn trong 4 năm đầu phát triển so với các thiết bị cầm tay 4G trong quá khứ nhờ việc triển khai mạng viễn thông 5G nhanh chóng ở nhiều quốc gia.
Công nghệ này được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội chưa từng có để đổi mới và cải tiến các lĩnh vực "khát" dữ liệu như: trí tuệ nhân tạo, công nghệ tiên tiến, hay chăm sóc sức khỏe từ xa, v.v.
Không chỉ tiên phong trong việc triển khai công nghệ 5G mới, Việt Nam còn có cơ hội hâm nóng lại thị trường điện thoại di động nội địa vốn đang chứng kiến sức mua chậm lại trong vài năm qua.
Thị trường ứng dụng di động mùa Tết cạnh tranh khốc liệt
'Cứ 2 chiếc điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu, có 1 chiếc được sản xuất tại Việt Nam'
Samsung tiết lộ mẫu điện thoại thông minh mới nhất Galaxy S20 lắp ráp tại Việt Nam đã sẵn sàng giao hàng toàn cầu.
Thế Giới Di Động đặt mục tiêu trên 5 tỷ USD doanh thu
Dự kiến, kinh doanh điện thoại, điện máy vẫn mang lại dòng tiền chính - khoảng 80% doanh thu cho Thế Giới Di Động trong năm 2020. Trong khi ngành hàng bán lẻ thực phẩm và FMCGs được kỳ vọng tăng trưởng trên 100% so với năm ngoái.
Xuất siêu tháng 8 bằng 7 tháng đầu 2019 nhờ điện thoại, linh kiện
Kể từ đầu năm tới nay, điện thoại, linh kiện là mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 33 tỷ USD, tăng 4,3% so với 8 tháng đầu 2018.
Google chuyển sản xuất điện thoại từ Trung Quốc sang Việt Nam
Theo dự kiến, Google sẽ chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh Pixel 3A sang Việt Nam trước cuối năm nay.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes chỉ mua vào 67% số cổ phiếu quỹ đăng ký
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.