Phát triển bền vững
Cần dũng cảm lựa chọn tương lai trong dự thảo Quy hoạch điện VIII
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại diện doanh nghiệp đánh giá bản dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất đang cho thấy nhiều bước lùi, ảnh hưởng tới định hướng phát triển xanh của Việt Nam.
Tăng điện than, giảm năng lượng tái tạo
Bộ Công thương vừa qua đã đưa ra bản dự thảo Quy hoạch điện VIII để lấy ý kiến sau khi thực hiện rà soát lại theo yêu cầu tại kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, cho thấy một số thay đổi thông tin đáng chú ý so với phiên bản trước vào hồi tháng 3.
Cụ thể, tăng công suất nhiệt điện than dự kiến đến năm 2030 hơn 3.000MW so với dự thảo trước, ước đạt hơn 40.600MW. Điều này đồng nghĩa với việc các nguồn điện than sẽ chiếm khoảng 31% tổng công suất lắp đặt, cao hơn con số 27,2% trước đó.
Đến giai đoạn năm 2045, công suất nhiệt điện than dự kiến đạt gần 50.700MW, cao hơn mức khoảng 5.200MW được đưa ra trước đó.
Cùng với đó, điện gió được điều chỉnh giảm hơn 4.000MW về mức khoảng 11.800MW, riêng điện gió ngoài khởi giảm 2.000MW, đồng nghĩa với việc đưa về 0 trong điều chỉnh mới nhất.
Công suất điện mặt trời được dự tính giữ nguyên đến năm 2030 ở mức hơn 18.600MW, nhưng sẽ giảm khoảng 4.000MW trong giai đoạn đến 2045 so với dự thảo trước.
Tóm lại, tại phương án phụ tại cơ sở đến năm 2030, tỷ lệ các nguồn điện gió và mặt trời sẽ giảm từ 26,5% xuống còn 23,4% tổng công suất các nguồn điện trong khi nguồn điện than tăng từ 27,2% lên tới 31%.
Tương tự, trong phương án phụ tải cao, tỷ lệ công suất nguồn điện gió và mặt trời sẽ giảm từ mức 27,4% xuống còn 24,9% trong khi tỷ lệ các nguồn điện than tăng từ 26,7% lên tới 28,2%.

Bà Ngụy Thị Khanh, Chủ tịch Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) nhận định bản thảo mới nhất cho thấy “những bước lùi” so với bản trước đây khi tăng thêm khoảng 3.000MW điện than và giảm khoảng 8.000MW điện tái tạo vào năm 2030. Cùng với đó, lộ trình điện cạnh tranh chưa rõ ràng, bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư, chưa thuyết phục.
Bà Khanh nhấn mạnh: “Việc bản dự thảo mới tăng nhiệt điện than, giảm năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện không phản ánh được tinh thần của Nghị quyết 55-NQ/TW, trái với chính các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch, đi ngược với các phát ngôn của lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, cũng như xu hướng chung trên thế giới”.
Đặc biệt, trong tình hình mới, với những thúc ép toàn cầu, Việt Nam cần nắm bắt cơ hội chuyển dịch để phục hồi xanh, phát triển xanh nhằm thu hút đầu tư, tránh được những thảm họa môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Mở đường hay thắt lại lộ trình chuyển dịch xanh?
Tại hội thảo mới đây của VSEA, ông Nguyễn Quang Huân, đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam, cho rằng dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất là giải pháp an toàn trước mắt cho vận hành hệ thống, không phải giải pháp cho tương lai.
Theo đó, muốn đảm bảo an ninh năng lượng chắc chắn cần có sự chủ động, không thể chỉ dựa vào những thuận lợi trước mắt như giá than rẻ, vận hành hệ thống thuận tiện, các nước nhập khẩu than đang có nguồn cung ứng dồi dào, để đảm bảo an ninh lâu dài.
Bên cạnh đó, Việt Nam muốn phát triển bền vững thì không thể ưu tiên các nguồn năng lượng gây nguy hại cho môi trường, trong khi lại có ưu thế về năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
Chia sẻ đồng ý kiến, PGS.TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu về biến đổi khí hậu, Đại học Cần Thơ, nhấn mạnh dự thảo Quy hoạch điện VIII hiện nay đang mở ra cho năng lượng đen và thắt lại sự phát triển của nguồn năng lượng sạch.
Tiếp tục phát triển điện than là đi ngược lại các cam kết của Chính phủ về giảm phát thải nhà kính, đồng thời giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu khi phải đối mặt với thuế các-bon từ các đối tác lớn, trong đó có Liên minh châu Âu.
Với góc nhìn từ Đồng bằng sông Cửu Long, việc xây dựng các nhà máy điện than mới đang mâu thuẫn với dự thảo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030 mà Bộ Kế hoạch và đầu tư đang xây dựng, tăng nguy cơ về ô nhiễm môi trường, gây tác động xã hội, đặc biệt tại các vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Trong khi đó, khu vực này lại có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo trong điều kiện các công nghệ về năng lượng tái tạo và lưu trữ đang phát triển nhanh, ngày càng rẻ hơn.
Từ góc nhìn doanh nghiệp, ông Mai Văn Trung, Phó chủ tịch Công ty Nami Energy, cho biết đối với các doanh nghiệp điện mặt trời, bản dự thảo Quy hoạch điện VIII đang thắt lại sự phát triển của ngành.
Việc thắt chặt năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nhân lực đang làm trong ngành và người tiêu dùng điện sạch, trong đó các doanh nghiệp có nhu cầu sẽ không thể tiếp cận được nguồn điện sạch.
Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu đang phải đối mặt với thách thức lớn khi châu Âu và Bắc Mỹ sẽ áp trần tỷ trọng sử dụng điện sạch trong tổng điện chung để tạo ra sản phẩm xuất khẩu trong năm 2022.
Về phía khoa học, TS. Nguyễn Đức Tuyên, Viện điện Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận định hiện Việt Nam đang đứng trước hai lựa chọn là hệ thống điện truyền thống, và hệ thống điện tiên tiến, hiện đại.
“Nếu được, chúng ta hãy dũng cảm chọn một hệ thống điện mà tỉ lệ nguồn năng lượng sạch lớn hơn, theo đuổi bước đi của các nước tiên tiến trên thế giới, tránh lặp lại những cái chúng ta nghĩ là bền vững nhưng lại trở nên lạc hậu trong thời gian tới”, vị này nhấn mạnh.
Để phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo, Việt Nam cần đẩy mạnh công nghệ hiện đại như vận hành linh hoạt, dự báo công suất phát, lưới điện thông minh, phát triển nguồn điện phân tán và lưu trữ năng lượng.
Điện than tại Việt Nam có thể được... mua lại để đóng cửa
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.