Tiêu điểm
Cân nhắc lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất
Việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo tính khả thi và đem lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8/2023.
Động thái này thể hiện sự quyết liệt của Chính phủ trong việc minh bạch hóa thị trường bất động sản, phát huy tối đa vai trò của bất động sản trong nền kinh tế.
Trước đó, Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII đã khẳng định nhiệm vụ tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất trong thời gian tới.
Hiểu một cách đơn giản, sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ được tổ chức phục vụ việc trao đổi hàng hóa, ở đây là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người dân đã được nhà nước công nhận.
Hiện các bất động sản được giao dịch qua sàn chủ yếu là sản phẩm hình thành trong tương lai, còn quyền sử dụng đất hầu hết vẫn được giao dịch tự do. Trong khi đó, quyền sử dụng đất lại là loại hình hàng hoá chiếm số lượng lớn và giá trị cao trên thị trường.
Việt Nam đã có sàn giao dịch chứng khoán, hàng hóa, vàng, bất động sản và mới đây nhất là sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ. Kết quả thực tiễn cho thấy, sự ra đời của các sàn giao dịch này là những bước tiến lớn, góp phần đưa thị trường phát triển theo hướng ổn định, bền vững và minh bạch.
Chính vì vậy, theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, có tác động tích cực tới thị trường.
Hội Môi giới khẳng định sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ góp phần quản lý, giám sát một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn thị trường bất động sản thay vì chỉ dừng lại ở sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai và đất nền dự án như hiện tại.
Tương tự cách thức hoạt động của các sàn giao dịch khác, “các sản phẩm” muốn được giao dịch qua sàn giao dịch quyền sử dụng đất phải có thông tin được niêm yết cụ thể, rõ ràng, với sự kiểm chứng chặt chẽ, đặc biệt là tính pháp lý và công khai giá.
Đây là căn cứ quan trọng giúp người mua yên tâm thực hiện giao dịch, tránh tình trạng mua bán nhà trên giấy, hoạt động lừa đảo, thông tin sai sự thật, mua bán “hai giá", lũng đoạn giá.
Việc nghiên cứu thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, có tác động tích cực tới thị trường.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam
Việc kiểm soát một cách chặt chẽ từ khâu “đầu vào” cùng toàn bộ quá trình giao dịch, sẽ góp phần quan trọng giúp thị trường vận hành một cách đúng đắn, an toàn và minh bạch.
Bên cạnh đó, khi triển khai sàn giao dịch quyền sử dụng đất, kết hợp cùng với sàn giao dịch bất động sản sẽ là nguồn cung cấp, cập nhật dữ liệu giao dịch, là cơ sở xây dựng dữ liệu, lập bản đồ giá đất toàn quốc. Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng cho cơ quan quản lý trong quá trình nghiên cứu, ban hành các chính sách điều tiết, định hướng tiêu dùng, thúc đẩy thị trường, kích thích nền kinh tế tăng trưởng, phát triển.
Việc triển khai sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ tạo thêm phương thức tin cậy, giúp người dân, đặc biệt là các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin giao dịch.
Trong tương lai, nếu được áp dụng những cơ chế, chính sách thuận lợi, việc giao dịch thông qua sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ thu hút nhiều người tham gia, cùng lượng lớn vốn xã hội đầu tư bất động sản, cạnh tranh với sàn giao dịch chứng khoán, trái phiếu.
Khi vốn hóa đủ lớn với lượng người tham gia thị trường đông, việc thu hút vốn nước ngoài, cũng như các sản phẩm đầu tư hiệu quả như quỹ đầu tư bất động sản, chứng khoán hóa bất động sản, quỹ tiết kiệm nhà ở... sẽ có điều kiện phát triển.
Ngoài ra, thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ góp phần tích cực vào việc chống thất thu thuế cho nhà nước, góp phần không nhỏ vào việc vốn hóa đất đai.
Hiện quyền sử dụng đất đang được giao dịch tự do, thiếu kiểm soát, nhà nước chỉ thu thuế trên “giá trị khai báo”, không nắm được giá trị giao dịch thực. Trong khi đó, giữa hai giá trị này luôn có sự chênh lệch rất lớn.
Còn đó những băn khoăn
Lợi ích là rất lớn, song theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, quyền sử dụng đất là một “hàng hóa” có giá trị lớn và mức độ bao phủ rộng, nên việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất chắc chắn không đơn giản, không thể thực hiện trong một sớm, một chiều.
Muốn sàn giao dịch quyền sử dụng đất thực sự phát huy được tác dụng, không chồng chéo, gây phát sinh thêm các thủ tục hành chính phức tạp cho người dân, Chính phủ cần phải có một quá trình nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, tỉ mỉ.
Về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi, cũng cho rằng, sàn giao dịch quyền sử dụng đất chưa từng có tiền lệ trên thế giới và việc thành lập sàn giao dịch này ở Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức.
Nếu như sàn giao dịch bất động sản đã có lịch sử hàng trăm năm phát triển trên khắp toàn cầu thì sàn giao dịch quyền sử dụng đất vẫn là một khái niệm mơ hồ.
Khác với việc chào bán hàng loạt căn hộ chung cư thuộc một dự án cụ thể trên sàn giao dịch bất động sản, việc phân phối sản phẩm đất đai trên sàn giao dịch quyền sử dụng đất sẽ khác hoàn toàn. Nguyên nhân là do đất đai tại Việt Nam không có sự đồng đều về giá trị. Trừ các dự án phân lô bán nền, mỗi mảnh đất sẽ có một vị trí, kích thước, hướng, giá trị khác nhau.
Hiện nay, người dân đều tự giao dịch chuyển nhượng. Chính vì vậy, nếu muốn đưa hoạt động này lên sàn chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian nghiên cứu, thí điểm triển khai trước khi nhân rộng.
Nhận định từ Hội Môi giới cũng cho rằng, sàn giao dịch quyền sử dụng đất muốn thành lập và đưa vào hoạt động cần có thời gian nghiên cứu và phải có một cơ sở pháp lý chắc chắn, mới góp phần minh bạch hóa thông tin và phát triển bền vững thị trường.
Điều này đòi hỏi có sự tham gia, phối hợp của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là sự tham gia ý kiến từ những cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm thực tiễn.
Có nhiều câu hỏi được Hội Môi giới đặt ra, cần giải đáp để đảm bảo việc thành lập sàn giao dịch quyền sử dụng đất là khả thi và thực sự tác động tích cực tới thị trường.
Việc giao dịch thông qua sàn giao dịch quyền sử dụng đất là khuyến khích hay bắt buộc? Nếu bắt buộc liệu có ngăn trở quyền tự do kinh doanh của người dân hay không? Nếu không bắt buộc, cần xây dựng cơ chế vận hành như thế nào để khuyến khích người dân tham gia?
Sàn giao dịch sẽ được thành lập ở cấp nào, trung ương hay địa phương? Cơ quan nào sẽ quản lý, giám sát việc thành lập và hoạt động của các sàn này? Hoạt động của sàn liệu có gì xung đột hay trùng lặp với công chứng? Sau khi giao dịch qua sàn rồi, có phải thực hiện công chứng nữa không?
Mặt khác, việc thành lập sàn giao dịch chắc chắn sẽ phát sinh các chi phí liên quan, bao gồm bộ máy hoạt động, chi phí cho quá trình thẩm tra, thẩm định các quyền sử dụng đất đưa vào giao dịch và rất nhiều chi phí phát sinh khác. Điều này tiềm ẩn khả năng khiến giá bất động sản tăng lên do việc chuyển chi phí vào giá bán.
Trước những vấn đề trên, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế vận hành sàn giao dịch quyền sử dụng đất cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành vào thời điểm thích hợp để đảm bảo tính khả thi, đem lại lợi ích tối đa cho các bên liên quan.
Đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất: 'Thị trường bất động sản sẽ đen tối và gặp nguy hiểm'
Hết thời đầu tư bất động sản "dễ ăn"
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cơ hội đầu tư, kinh doanh bất động sản "dễ" thắng đã không còn. Thời gian tới sẽ là thử thách rất lớn đối với cả các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp bất động sản.
6 nguyên tắc đầu tư bất động sản bất chấp thị trường biến động
Những nguyên tắc này đã tồn tại từ lâu trên thị trường nhưng khi vào 'cuộc chơi', nhiều nhà đầu tư không giữ kỷ luật, dẫn đến thất bại.
Thị trường bất động sản vẫn trong 'sương mù'
Dù đã xuất hiện những yếu tố tích cực nhưng nhiều chuyên gia và doanh nhân cho rằng, thị trường bất động sản vẫn đang trong giai đoạn "mù sương", chưa rõ ràng xu hướng.
Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?
Các chuyên gia thường lập luận bất động sản đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế để kêu gọi ‘giải cứu’ khi thị trường bất động sản ‘đóng băng’. Nhưng cần nhìn vào bản chất đặc thù của bất động sản ở Việt Nam để có giải pháp phù hợp.
Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi nhanh.
Lợi nhuận khởi sắc của nhóm ngân hàng quốc doanh
Các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý III/2024.
Khu kinh tế đêm giữa rừng thông Măng Đen có gì đặc biệt?
Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.
Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.